Nếu người dùng không chủ động ẩn tất cả thông tin cá nhân, Facebook có quyền chia sẻ nó cho ứng dụng bên thứ ba và phục vụ mục đích quảng cáo trị giá tỷ đô của mạng xã hội này.
Để biết được Facebook đang nắm thông tin gì về mình, người dùng chỉ cần truy cập mục Your ad preferences (Tuỳ chọn quảng cáo của bạn) được ẩn sâu bên trong menu là có thể hình dung được phần nào những gì Facebook đang nghĩ về người dùng.
Đặc biệt, ở phần Your Categories (danh mục của bạn), hàng loạt các thông tin có thể khiến nhiều người giật mình về độ chính xác, chẳng hạn "xa gia đình", "nhạy bén với công nghệ mới", "hay đi du lịch", có bạn thân là ngoại kiều...
"Facebook dựa vào nơi ở và trường học cấp ba để cho ra kết quả bạn là người sống xa nhà, xa quê hương. Bên cạnh đó, họ cho ra kết quả người dùng có bạn thân sinh vào tháng nào đó nếu bạn thường liên hệ với họ. Các quảng cáo quà sinh nhật sẽ hiển thị trên dòng thời gian của người dùng vào đúng thời điểm sự kiện diễn ra", P.V. Khải, một người làm trong lĩnh vực quảng cáo mạng xã hội ở Hà Nội, cho biết.
Những gì Facebook thu thập được từ hành vi và thông tin bạn cung cấp cho họ. Những mục trên sẽ liên tục thay đổi theo thời gian mà bạn sử dụng mạng xã hội này.
Với người dùng đang sử dụng iPhone X, những quảng cáo phụ kiện cho model này sẽ hiển thị trên Facebook. Ngoài ra, thông tin họ dùng mạng di động nào, thiết bị nào, quan tâm đến hoạt động nào đều xuất hiện trong mục này. Chúng sẽ tự động được thêm vào hàng ngày theo thói quen sử dụng của người dùng. Dù người dùng xóa sạch thông tin này, sau một thời gian, Facebook cũng sẽ tự dò tìm và thêm vào.
"Dường như việc tắt những thông tin trên chỉ giúp Facebook hiểu chính xác hơn những gì họ nghĩ sai về bạn", anh Nguyễn Nhân, chuyên gia trong lĩnh vực Marketing nói về việc Facebook tự động cập nhật thông tin này.
Bên dưới những thông tin đó, Facebook dành một dòng để cam kết những dữ liệu trên chỉ sử dụng trong việc phân phối quảng cáo. Thế nhưng, trường hợp của Cambrige Analytica là một ví dụ cho việc mất an toàn thông tin trên Facebook.
Những mục bạn không cấp quyền, Facebook mặc định nó là công khai.
Trong mục Your infomation (thông tin của bạn) Facebook cho phép người dùng tuỳ chỉnh các thông tin cơ bản như tình trạng quan hệ, cơ quan, tuổi, học vấn... Người dùng có quyền cho phép Facebook truy cập hoặc không. Tuy nhiên mặc định các tuỳ chọn này được công khai, nếu người dùng không chủ động tắt.
"Tên, ảnh tiểu sử, ảnh bìa, giới tính, mạng, tên người dùng và ID người dùng luôn ở chế độ công khai cho cả ứng dụng và người khác. Ứng dụng cũng có quyền truy cập vào bất kỳ thông tin nào bạn chọn để công khai trừ khi bạn ẩn chúng", Alex Zhu, đồng sáng lập Musical.ly, đối tác thường xuyên của Facebook cảnh báo việc nếu người dùng không chủ động cài đặt riêng tư những thông tin cá nhân của mình thì Facebook có quyền chia sẻ nó cho các bên thứ ba.
Người dùng không khỏi giật mình khi nhìn thấy những thứ Facebook thu thập được từ họ.
Ngoài ra menu này còn có mục Your interest (sở thích của bạn) chứa đa dạng các mục từ sở thích, món ăn, thương hiệu, thời trang, lối sống,văn hoá...
Menu này bao gồm rất nhiều thông tin mà Facebook nghĩ người dùng đang quan tâm. Nó dựa vào những gì người dùng thích, chia sẻ, bình luận.
"Bạn thường xuyên thích những bài viết của Phi Nhung, Facebook sẽ dự đoán bạn là người ủng hộ công việc từ thiện, các tổ chức phi lợi nhuận. Tương tự như vậy, bạn từng tham gia sự kiện công nghệ ở quận 3 TP.HCM kết hợp với dữ liệu định vị bạn ở quận Bình Thạnh, Facebook sẽ hiển thị những quảng cáo về các sự kiện liên quan", anh Khải nói thêm.
Những nội dung này phục vụ đắc lực cho nhà quảng cáo hướng nội dung đến với người dùng. "Thậm chí những thông tin này nếu bị lộ ra ngoài có nguy cơ điều khiển xu hướng chính trị của hàng triệu người như Cambrige Analytica đã làm", anh Nhân nhận định.
Những thông tin mà Facebook thu thập từ người dùng và tối ưu cho nhà quảng cáo đã đẩy doanh thu của Facebook lên tới 40 tỷ đô la năm ngoái. Người dùng đang là món hàng mà Facebook mua bán hàng ngày. Do đó, chủ động ẩn những thông tin trên là cách "chống trả" yếu ớt cuối cùng để người dùng tự bảo vệ mình.
"Khi một ứng dụng bên ngoài thu thập những thông tin trên, nó trở thành công cụ cho một công ty khác tạo ra các hồ sơ tâm lý, ảnh hưởng đến hành vi của cử tri trước thềm cuộc bầu cử tổng thống năm 2016. Đó là hồi chuông cảnh tỉnh cho người dùng về sự hai mặt của mạng xã hội", Sally Greenberg, Giám đốc điều hành Hiệp hội Người tiêu dùng Quốc gia Mỹ từng nói.
Theo Zing.vn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy