Toàn cảnh Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)
Qua theo dõi Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012-2022, đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế đã đánh giá cao những kết quả đã đạt được, đồng thời mong muốn Đảng, Nhà nước và các cấp, ngành tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các giải pháp phòng, chống tham nhũng hiệu quả trong thời gian tới.
Tạo sự đồng thuận trong nhân dân
Đảng viên Nguyễn Đức Thuận, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế cho biết Bộ Chính trị tổ chức “Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực” trong giai đoạn hiện nay là rất quan trọng và có ý nghĩa.
Hội nghị đã đánh giá thực chất kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém của công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cũng như đề ra những giải pháp quyết liệt đối với “giặc nội xâm” này.
Ông Nguyễn Đức Thuận cho rằng công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Đặc biệt, trong những năm trở lại đây, công tác này được triển khai rất quyết liệt, mãnh mẽ và hiệu quả. Việc phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực ở địa phương, cơ sở được đẩy mạnh thực hiện đồng bộ, đúng nguyên tắc.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Sonla.gov.vn)
Công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án tiếp tục có chuyển biến tích cực, từ đó tạo sự đồng thuận, tin tưởng trong các tầng lớp nhân dân với Đảng, Nhà nước.
Để công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được triển khai hiệu quả, ông Nguyễn Đức Thuận đề nghị Trung ương tiếp tục nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật để tạo hành lang pháp lý nhằm kiểm soát và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm của các cá nhân cũng như tổ chức về tham nhũng, tiêu cực; tăng cường công tác giám sát xã hội, đẩy mạnh việc phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ việc tham nhũng, tiêu cực.
Bên cạnh đó, cần xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ trong tình hình mới. Cán bộ, đảng viên phải không ngừng rèn luyện phẩm chất, đạo đức chính trị; thực hiên nghiêm quy định những điều đảng viên không được làm.
Ngoài ra, việc kê khai tài sản phải thực hiện công khai, minh bạch, nếu phát hiện có sai phạm thì xử lý nghiêm minh, thậm chí cách chức. Hiện nay, các Tỉnh ủy, Thành ủy đang khẩn trương thành lập và triển khai hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh, góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương, cơ sở.
Không có vùng cấm
Đảng viên Mai Văn Trí, phường Thuận Lộc, thành phố Huế cho rằng sau khi Bộ Chính trị thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng ban thì công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng càng được đẩy mạnh, thực hiện quyết liệt, tích cực và thể hiện quyết tâm của Bộ Chính trị là “không có vùng cấm, vùng nhạy cảm, không có ngoại lệ và không có việc hạ cánh an toàn."
Từ việc làm quyết liệt đó, gần đây kể cả những Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng, Thứ trưởng có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực đều bị bắt và xử lý đúng người, đúng tội. Những hoạt động đó đã góp phần củng cố, xây dựng niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Mỗi cán bộ, đảng viên đều rất phấn khởi và ủng hộ tuyệt đối những hành động quyết liệt trong hoạt động phòng, chống tham nhũng của Đảng để làm trong sạch bộ máy lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương.
Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng sự quyết liệt trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Bộ Chính trị, cấp Trung ương được thực hiện rất tốt nhưng tại các địa phương vẫn chưa được quyết liệt và thiếu đồng bộ.
Ông Mai Văn Trí kiến nghị Bộ Chính trị, Trung ương cần có giải pháp đẩy mạnh triển khai trên toàn hệ thống chính trị để công tác phòng, chống tham nhũng từ cơ sở được thực hiện nghiêm túc, đạt được hiệu quả và xử lý triệt để các vụ việc tham nhũng, tiêu cực.
Ông Mai Văn Trí cho rằng trong mọi hoạt động thì vai trò tiên quyết là Đảng lãnh đạo; ở cấp cơ sở, người đứng đầu và thủ trưởng các cơ quan sẽ là người đầu tàu, quyết định vận hành cả bộ máy trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Bởi vậy, người đứng đầu phải nêu gương; lãnh đạo hệ thống chính trị phải xắn tay vào việc, gương mẫu đi đầu, quyết tâm, quyết liệt thì mới đạt được hiệu quả.
Đồng thời vai trò, trách nhiệm của các cơ quan dân cử và đại biểu dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội, xã hội-nghề nghiệp cần được phát huy đầy đủ.
Đặc biệt, các địa phương phải đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong toàn dân; tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán; đẩy mạnh điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; phát hiện sớm, xử lý nghiêm minh các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực; nâng cao hơn nữa hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng./.
Tác giả: Tường Vi
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy