Sáng 5/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao năm 2019; công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2019.
Đề cập về vấn đề ô nhiễm môi trường, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) cho rằng, từ đầu năm 2010 đến nay, mặc dù đã được Chính phủ, Bộ Tài nguyên Môi trường triển khai nhiều hoạt động trong công tác bảo vệ môi trường nhưng nhìn chung vấn đề ô nhiễm nguồn nước, không khí, chất thải vẫn chưa được xử lý, khắc phục, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, sinh hoạt và đời sống người dân. Tình hình vi phạm phạm tội về môi trường vẫn diễn ra phổ biến trên các lĩnh vực, như xả thải vượt quy chuẩn tại các khu, cụm công nghiệp, ô nhiễm nguồn nước thải chăn nuôi tập trung, gây thiệt hại về tài sản, môi trường bức xúc trong nhân dân.
Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội).
Điều đáng nói, hệ thống pháp luật về xử lý hành chính, hình sự đối với các hành vi vi phạm tội phạm về môi trường đã được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện theo yêu cầu quản lý Nhà nước phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật của Chính phủ, các bộ, ngành, cơ quan Trung ương nhưng trên thực tế hiệu quả còn nhiều hạn chế.
Theo đại biểu Trần Thị Quốc Khánh, báo cáo số 503 ngày 16/10/2019 của các cơ quan trình Quốc hội tại kỳ họp này cho rằng đã phát hiện 22.535 vụ vi phạm pháp luật về môi trường giảm 11,36 % so với cùng kỳ năm 2018, với 2.782 tổ chức và 20.663 cá nhân vi phạm. Các cơ quan điều tra mới chỉ khởi tố 355 vụ, 395 bị can xử lý hành chính, xử lý hành chính 19.600 trường hợp xử lý hành chính. Tuy nhiên, việc xử lý các vi phạm pháp luật về môi trường chưa đủ sức răn đe, số vụ xử lý hình sự chưa nhiều so với số vụ vi phạm phát hiện được, chỉ bằng 1,58%. Nguyên nhân chủ yếu là do tội danh về lĩnh vực môi trường khó xác định thiệt hại nên rất khó khăn trong xử lý.
Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh cũng đề nghị Chính phủ sớm có các giải pháp khắc phục tình trạng này, yêu cầu Bộ Công an tiến hành kiểm tra, thanh tra, xử lý hành chính, hình sự đúng quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm về môi trường. Trước mắt, tập trung đối với các nguồn xả thải chưa qua xử lý vào sông Tô Lịch, sông Nhuệ đáy gây bức xúc trong nhân dân nhiều năm qua.
Công khai xét xử các vụ vi phạm môi trường
Đại biểu Ngô Sách Thực (Bắc Giang), Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cũng cho rằng, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường vẫn diễn ra trên các lĩnh vực. Nguyên nhân là do việc xử lý các vi phạm pháp luật về môi trường chưa nghiêm, có nơi còn né tránh. Có hiện tượng nhờn luật, coi thường pháp luật, chấp nhận phạt cho tồn tại, sau vẫn tái phạm. Đặc biệt, tội phạm về môi trường theo Bộ luật hình sự năm 2015 không có tội nào được phân loại là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (vì không có tội danh nào có khung hình phạt cao đến 20 năm, chung thân, tử hình) trong khi hậu quả của tội phạm này gây ra cho môi trường trong thực tế là rất lớn.
Đại biểu Ngô Sách Thực (Bắc Giang).
Bên cạnh đó, các quy định pháp luật về thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực môi trường hiện nay còn thiếu hoặc chưa được sửa đổi kịp thời. Luật thanh tra quy định các đoàn thanh tra phải thông báo trước, chỉ được làm việc trong giờ hành chính, trong khi hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cơ sở ngoài giờ hành chính là khá phổ biến. Vì vậy, các đối tượng lại luôn tìm cách đối phó với các lực lượng chức năng, lợi dụng quy định này để tiến hành xả trộm chất thải vào ban đêm.
“Cần có thanh tra, kiểm tra đột xuất để phát hiện các hành vi xả thải trộm. Đồng thời, cần hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đảm bảo tính đồng bộ, khả thi. Kiên quyết không để tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, tiêu cực, lợi ích nhóm chi phối. Xây dựng, bổ sung hệ thống chế tài đủ mạnh, đủ sức răn đe và kiên quyết xử lý đối với các hành vi vi phạp pháp luật về môi trường”- đại biểu Ngô Sách Thực đề nghị.
Đại biểu Ngô Sách Thực cũng đề nghị cần phải rà soát lại các quy định về xử phạt hành chính lĩnh vực môi trường, đồng thời đánh giá lại tác dụng của xử phạt hành chính, cần xử lý nặng hơn tái phạm. Công khai các xử phạt hành chính về môi trường lần 1, lần 2..., các cơ sở tái phạm, các vụ việc chuyển sang cơ quan điều tra để khởi tố, điều tra.
“Cần công khai xét xử các vụ vi phạm môi trường, lựa chọn vụ việc điển hình để có tính răn đe chung, tránh việc đổ lỗi cho khách quan hoặc đưa nhiều nguyên nhân trốn tránh trách nhiệm của tổ chức và cá nhân”- đại biểu Ngô Sách Thực cho biết
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy