Theo CNBC, gã khổng lồ công nghệ tài chính (fintech) Revolut vừa báo lãi lần đầu nhờ số lượng người dùng đăng ký các gói trả phí và lượt sử dụng ứng dụng tăng vọt.
Theo báo cáo tài chính được công bố hôm 1/3, công ty ghi nhận doanh thu 636,2 triệu bảng Anh (tương đương 767,1 triệu USD) trong năm 2021, gấp 3 lần so với năm trước đó và đạt lợi nhuận trước thuế 59,1 triệu bảng Anh. Năm 2020, Revolut gánh lỗ trước thuế 205 triệu bảng Anh.
Điểm sáng hiếm hoi
Theo ông Mikko Salovaara - Giám đốc tài chính của Revolut, công ty có lãi nhờ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh và kiểm soát chi phí tốt. "Thực tế là chúng tôi không cần nguồn vốn từ bên ngoài. Chúng tôi tiếp tục đầu tư vào hoạt động kinh doanh của mình để cung cấp những sản phẩm mà khách hàng có thể tin tưởng", ông chia sẻ.
Ông dự báo doanh thu năm 2022 của tập đoàn sẽ tăng hơn 30% lên 850 triệu bảng Anh. Do chưa lên sàn, Revolut không cần công bố báo cáo hàng quý thường xuyên.
Việc Revolut báo lãi là một tin tốt hiếm hoi trong ngành công nghiệp công nghệ toàn cầu. Thị trường fintech đang lao đao vì tình trạng sa thải hàng loạt và định giá sụt giảm nghiêm trọng. Các nhà đầu tư cẩn trọng hơn khi các điều kiện kinh tế vĩ mô ngày càng xấu đi.
Revolut báo lãi dù ngành fintech đang bị nhấn chìm bởi bão tuyển dụng và định giá lao dốc mạnh. Ảnh: Bloomberg.
Vào năm ngoái, định giá của công ty fintech mua trước trả sau Klarna (Thụy Điển) đã lao dốc 85% xuống 6,7 tỷ USD. Hôm 28/2, công ty công bố khoản lỗ kỷ lục 1 tỷ USD trong năm tài chính 2022.
Ông Salovaara cho biết rất khó để định giá Revolut vì công ty đã không huy động tiền kể từ năm 2021. Nhưng ông tin rằng các nhà đầu tư sẽ hài lòng với hiệu suất hoạt động của công ty.
Revolut không có chi nhánh, chuyên cung cấp dịch vụ ngân hàng kỹ thuật số, chuyển tiền, giao dịch tiền mã hóa và chứng khoán. Tất cả dịch vụ đó được công ty cung cấp qua một ứng dụng duy nhất.
Đế chế 33 tỷ USD
Cựu giao dịch viên của Lehman Brothers Nikolay Storonsky và chuyên gia phát triển phần mềm Vlad Yatsenko đã thành lập Revolut vào năm 2015. Công ty sau đó nhanh chóng trở thành một trong những kỳ lân fintech lớn nhất châu Âu với định giá 33 tỷ USD.
Revolut đã và đang đẩy mạnh ra thị trường nước ngoài, nhất là Mỹ. Công ty cũng mở rộng hoạt động sang Brazil, Mexico và Ấn Độ. Tháng 11 năm ngoái, gã khổng lồ fintech thông báo họ có 25 triệu người dùng trên toàn thế giới.
Nhưng ở thị trường địa phương, các kế hoạch tăng trưởng của công ty đang gặp một số trở ngại. Suốt 2 năm qua, Revolut vẫn chưa được cấp giấy phép ngân hàng tại Anh. Với giấy phép này, công ty có thể mở rộng sang hoạt động cho vay.
Công ty lần đầu báo lãi sau khi đạt doanh thu 636,2 triệu bảng Anh (tương đương 767,1 triệu USD) trong năm 2021, gấp 3 lần so với năm trước đó. Ảnh: Bloomberg.
Nguyên nhân được cho là Revolut khiến các cơ quan quản lý Anh lo ngại về tính minh bạch và những biện pháp kiểm soát tài chính nội bộ.
Gã khổng lồ fintech cũng nhận chỉ trích vì môi trường làm việc khốc liệt. Các giám đốc điều hành phụ trách về quy tắc làm việc của công ty đã rời đi sau đó.
Dù kết quả cả năm 2022 của Revolut vẫn chưa được tiết lộ, một điều rõ ràng là hoạt động kinh doanh tiền mã hóa của công ty đã xấu đi nghiêm trọng.
Hồi năm 2021, ông Salovaara cho biết tiền mã hóa chiếm tới 1/3 doanh số bán hàng. Nhưng bước sang năm 2022, tỷ lệ này giảm xuống 5-10%.
Tác giả: Thảo My
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy