VietinBank vừa đưa ra gói tín dụng ưu đãi lãi suất từ 4,0%/năm với quy mô 20.000 tỷ đồng.
Dự thảo sửa đổi Thông tư 01/2020/TT-NHNN đã nới rộng hơn các mốc thời gian, như các khoản nợ phát sinh trước ngày 1/8/2021 và phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi từ ngày 23/01/2020 đến ngày 30/06/2022...
Không nên chốt cứng thời hạn
Giới chuyên gia cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2020/NHNN và Thông tư 03/2021/NHNN theo hướng trên là hoàn toàn hợp lý. Bởi nếu theo Thông tư 03, tất cả những khoản nợ phát sinh sau ngày 10/6/2020 sẽ không đủ điều kiện được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi suất, phí.
Tuy nhiên, NHNN cũng không nên quy định cứng các mốc thời gian như vậy bởi đại dịch COVID-19 chưa biết đến khi nào mới kết thúc, việc quy định cứng như vậy sẽ khiến Thông tư 01 phải được sửa đổi nhiều lần. Do đó, cần quy định thời hạn cơ cấu nợ, miễn giảm lãi vay... đến khi Chính phủ công bố hết dịch.
Cần cơ chế khuyến khích
Hiện nhiều ý kiến tỏ ra băn khoăn nếu NHNN vẫn để các TCTD tự quyết định việc miễn, giảm lãi vay hỗ trợ doanh nghiệp, sẽ dẫn tới tình trạng các TCTD không miễn, giảm lãi vay một cách thực chất. Vì vậy, NHNN nên xem xét, quy định “cứng” một tỷ lệ giảm nào đó.
Một vị chuyên gia cho rằng, rất khó để quy định cứng như vậy bởi quy mô, năng lực và giá vốn đầu vào của mỗi TCTD là rất khác nhau. Thông thường, các TCTD có quy mô nhỏ sẽ có giá vốn đầu vào cao hơn. Trong khi họ cũng khó có thể đẩy cao lãi vay vì sợ mất khách hàng. Hệ quả là NIM của các TCTD nhỏ thường hẹp hơn. “Nếu quy định cứng có thể dẫn tới nhiều khoản nợ của các TCTD này bị lỗ”, vị chuyên gia này cho biết.
Bởi vậy, NHNN cần có cơ chế kiểm tra giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện của các TCTD để việc miễn, giảm lãi vay được thực chất. Đồng thời, cũng nên có cơ chế khuyến khích các TCTD, như giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc... Bởi điều này sẽ tạo điều kiện cho các TCTD có thêm nguồn vốn rẻ, từ đó có thêm dư địa để hỗ trợ khách hàng.
Ngoài ra, vị chuyên gia trên cũng khuyến nghị NHNN nên cho phép áp dụng biện pháp khoanh nợ đối với số dư nợ được cơ cấu lại do ảnh hưởng bởi COVID-19 mà không phân biệt mục đích sử dụng vốn để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn mới để phục hồi sản xuất kinh doanh khi các biện pháp giãn cách xã hội được gỡ bỏ.
Tác giả: Hà Anh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy