Đó là thông tin được Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang báo cáo với Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị đánh giá việc thực hiện quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vào sáng 1/2.
Số vụ ngừng việc giảm hơn một nửa so với Tết Nguyên đán Nhâm Dần
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, những tháng cuối năm 2022, khi xuất hiện tình trạng một số doanh nghiệp chế biến gỗ, dệt may, da giày bị thiếu, cắt giảm đơn hàng dẫn đến nhiều người lao động bị giảm giờ làm, chấm dứt hợp đồng lao động, ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống.
Hiện nay nhiều doanh nghiệp dệt may, da giày giảm từ 30 – 40% đơn hàng; chế biến gỗ giảm 50% đơn hàng. Theo báo cáo của các cấp công đoàn, có 441 doanh nghiệp với tổng số 624.786 lao động tại 25 tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng. Trong đó có 562.400 lao động bị giảm giờ làm, 31.370 lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, 31.012 lao động nghỉ không lương, tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ hưởng lương ngừng việc.
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang. Ảnh: Hải Nguyễn
Tổng Liên đoàn Lao động đã khảo sát, họp với công đoàn các địa phương bàn giải pháp cụ thể, vừa bảo đảm quyền lợi người lao động, vừa ổn định tình hình quan hệ lao động.
Ngày 16/12/2022, các bộ, ngành liên quan và Tổng Liên đoàn Lao động đã phối hợp tham mưu nội dung để Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện về các biện pháp ổn định, phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, bền vững và chăm lo đời sống người lao động.
Bên cạnh đó là tổ chức các hoạt động chăm lo Tết cho hơn 8,4 triệu lượt đoàn viên, người lao động với tổng số tiền 5.850 tỷ đồng.
Tình hình đoàn viên, người lao động, tình hình quan hệ lao động trước, trong, sau Tết Nguyên đán Quý Mão cơ bản ổn định, số vụ ngừng việc giảm hơn một nửa so với Tết Nguyên đán Nhâm Dần.
Tuy nhiên, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng nêu lên một số vấn đề cần quan tâm như: Nợ bảo hiểm xã hội, chủ doanh nghiệp bỏ trốn; số cuộc ngừng việc tập thể có dấu hiệu tăng lên. Cụ thể năm 2022, trên địa bàn cả nước xảy ra 144 cuộc ngừng việc tập thể, tăng 53 cuộc so với cùng kỳ năm 2021.
Tình trạng thôi việc, bỏ việc của cán bộ, công chức, viên chức tăng nhiều; hoạt động cho vay “tín dụng đen” diễn ra tại các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu tập trung đông công nhân lao động diễn biến phức tạp chưa có nhiều giải pháp hữu hiệu...
Sớm cải cách tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức
Vì vậy, ông Nguyễn Đình Khang đề nghị Chính phủ giao Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổng hợp báo cáo tình hình doanh nghiệp nợ, trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN của người lao động, có giải pháp cụ thể xử lý con số hơn 200.000 người lao động đang là nạn nhân của tình trạng chậm, trốn đóng BHXH, không được hưởng các chế độ, kể cả lương hưu để báo cáo Bộ Chính trị và trình Quốc hội phương án giải quyết đảm bảo quyền lợi của người lao động.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, chính quyền địa phương có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp để ổn định sản xuất, kinh doanh; chỉ đạo thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với người lao động bị giảm giờ làm, tạm hoãn hợp đồng lao động, chấm dứt hợp đồng lao động không đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp do doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng.
Ông cũng đề nghị Chính phủ trình cấp có thẩm quyền sớm thực hiện Đề án cải cách tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức theo Nghị quyết số 27 ngày 19/5/2018 của Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong DN.
Cùng với đó là tiếp tục có các chính sách để thu hút và giữ chân công chức, viên chức có trình độ, năng lực, phẩm chất làm việc trong các cơ quan, đơn vị của hệ thống chính trị.
Mức sống tối thiểu của người lao động vẫn chưa được công bố Về đánh giá, xác định và công bố “mức sống tối thiểu” của người lao động và gia đình người lao động, ông Nguyễn Đình Khang cho biết, Nghị quyết số 27 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp đã xác định: “Cơ quan thống kê của Nhà nước công bố mức sống tối thiểu hằng năm để làm căn cứ xác định mức lương tối thiểu và khuyến nghị các định hướng chính sách tiền lương”. Hàng năm Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cung cấp một số số liệu theo yêu cầu của Hội đồng Tiền lương quốc gia, nhưng theo tinh thần Nghị quyết 27 đề cập trên và Tổng Liên đoàn cũng đã nhiều lần đề nghị, song đến nay mức sống tối thiểu của người lao động vẫn chưa được cơ quan thống kê của Nhà nước công bố. Vì vậy ông đề nghị Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục nghiên cứu, cải tiến để thu thập đầy đủ hơn thông tin tính toán mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình người lao động, làm cơ sở Hội đồng Tiền lương quốc gia xác định mức lương tối thiểu vùng hàng năm. |
Tác giả: Thu Hằng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy