Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 10, chiều 18/4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi).
Tại phiên họp, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết, sau hơn 10 năm triển khai thực hiện, Luật Thanh tra năm 2010 đã tạo hành lang pháp lý quan trọng trong việc hoàn thiện tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Tuy nhiên, Luật Thanh tra năm 2010 còn chưa cụ thể hóa quan điểm đổi mới của Đảng trong hơn 10 năm qua và Hiến pháp năm 2013.
Mặt khác, Luật Thanh tra năm 2010 qua quá trình thực hiện đã bộc lộ những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, làm giảm hiệu quả, hiệu lực của hoạt động thanh tra, chưa đáp ứng tốt các yêu cầu, nhiệm vụ của tình hình mới trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Ông Phong nhấn mạnh, việc sửa đổi Luật Thanh tra để thể chế hóa quan điểm của Đảng, Nhà nước và Hiến pháp năm 2013 về tổ chức, hoạt động của các cơ quan thanh tra và khắc phục những hạn chế, bất cập của các quy định pháp luật về thanh tra hiện nay…
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp.
Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) gồm 08 chương và 116 điều, quy định về tổ chức, hoạt động thanh tra nhà nước. Dự thảo Luật quán triệt quan điểm thanh tra là “tai mắt của trên, là bạn của dưới” và mục đích hoạt động thanh tra nhằm kiến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách, phòng ngừa, phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nước.
Vì vậy, dự thảo Luật Thanh tra lần này đề cao vai trò và rõ trách nhiệm hơn của Thủ trưởng các cơ quan quản lý nhà nước trong việc tổ chức, chỉ đạo hoạt động thanh tra, xử lý kết luận, kiến nghị thanh tra, nâng cao việc chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi và quyết định của mình.
Đồng thời, dự thảo Luật cũng kế thừa các quy định hiện hành về tổ chức các cơ quan thanh tra nhà nước và thiết kế mô hình các cơ quan thanh tra cho phù hợp với thực tiễn quản lý nhà nước của các Bộ, ngành, địa phương.
Các cơ quan thanh tra theo cấp hành chính bao gồm Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện; Thanh tra theo ngành, lĩnh vực gồm: Thanh tra bộ, Thanh tra tổng cục, cục thuộc Bộ và Thanh tra sở.
Toàn cảnh cuộc họp.
Thẩm tra các nội dung của dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, Thường trực Ủy ban Pháp luật cơ bản nhất trí với sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Thanh tra với những lý do như đã được nêu trong Tờ trình của Chính phủ.
Tuy nhiên, qua rà soát Thường trực Ủy ban Pháp luật nhận thấy, tờ trình dự án Luật chưa lý giải đầy đủ về những vấn đề được đề xuất sửa đổi, có nội dung chính sách thay đổi lớn so với thời điểm đề xuất đưa dự án Luật vào Chương trình nhưng chưa được nêu rõ và luận giải thuyết phục
Báo cáo tổng kết thi hành Luật chưa đánh giá được đầy đủ, toàn diện kết quả đạt được, vướng mắc, bất cập của Luật hiện hành; Báo cáo đánh giá tác động của các chính sách trong dự án Luật có một số nội dung chưa thực sự thuyết phục, chưa làm rõ giải pháp tối ưu được lựa chọn, một số nội dung không thống nhất.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng.
Do đó, Ủy ban Pháp luật đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục bổ sung trong quá trình tiếp thu, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật trình Quốc hội.
“Về tổ chức Thanh tra huyện, đa số ý kiến đề nghị cần nghiên cứu, có giải pháp đổi mới mạnh mẽ tổ chức và hoạt động của thanh tra hành chính ở cấp huyện phù hợp với yêu cầu tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, khắc phục bất cập đã được chỉ ra qua tổng kết thực tiễn thi hành Luật Thanh tra. Theo đó, đề nghị không tổ chức cơ quan thanh tra cấp huyện”, ông Tùng nêu.
Về hệ thống cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực, Thường trực Ủy ban Pháp luật cơ bản tán thành với quy định của dự thảo Luật.
Tuy nhiên để bảo đảm tinh gọn bộ máy, phân định rõ trách nhiệm, khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động của nội bộ các cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực, Thường trực UBPL đề nghị thực hiện nguyên tắc tại cơ quan Bộ chỉ tổ chức một cơ quan thanh tra chuyên ngành đối với mỗi ngành, lĩnh vực.
Theo đó, đề nghị quy định đối với Tổng cục, Cục thuộc Bộ được thành lập cơ quan thanh tra thì không giao Thanh tra Bộ thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đối với ngành, lĩnh vực đó nữa mà xác định Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ là cơ quan thanh tra của Bộ về chuyên ngành do Tổng cục, Cục thuộc Bộ quản lý.
Thanh tra Bộ chỉ thực hiện thanh tra chuyên ngành đối với ngành, lĩnh vực mà ở Tổng cục, Cục thuộc Bộ không thành lập cơ quan thanh tra.
Ngoài ra, Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu quy định cụ thể trong Luật các tiêu chí thành lập cơ quan thanh tra chuyên ngành tại các cơ quan này, trong đó cần xác định tiêu chí quan trọng là cơ quan đó được pháp luật giao thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành; đồng thời, quy định cụ thể “cơ quan khác” được thành lập cơ quan thanh tra chuyên ngành; rà soát để chỉnh lý các quy định có liên quan, bảo đảm tính thống nhất nội tại của dự thảo Luật.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy