Theo chương trình phiên họp thứ 23 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 11/5, các đại biểu sẽ cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 85/2014 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn (đồng thời xem xét việc bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023).
Sau khi Trưởng Ban Công tác đại biểu (thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội) Nguyễn Thị Thanh trình bày tờ trình, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng sẽ trình bày báo cáo thẩm tra. Sau đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận.
Các ĐBQH khóa XIV lấy phiếu tín nhiệm 48 chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn
Tờ trình mới nhất về việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, HĐND do Ban Công tác đại biểu vừa gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa ra nhiều quy định mới so với hiện hành.
Nghị quyết này nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đã được xác định trong các văn kiện của Đảng và pháp luật; khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Nghị quyết 85 được ban hành từ năm 2014.
Theo tờ trình, dự thảo nghị quyết giữ nguyên kết cấu 18 điều như Nghị quyết số 85, trong đó sửa đổi, bổ sung 13/18 điều và bổ sung 3 biểu mẫu mới. Điểm mới đáng chú ý là dự thảo quy định hệ quả đối với người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.
Nghị quyết số 85 chỉ quy định về hệ quả với người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, nhưng không quy định rõ về thời hạn và thời điểm thực hiện.
Cụ thể, người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND đánh giá “tín nhiệm thấp” có thể xin từ chức. Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp” thì Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội, Thường trực HĐND trình HĐND bỏ phiếu tín nhiệm.
Các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn gồm: Quốc hội bầu các chức danh: - Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước - Thủ tướng Chính phủ - Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, các Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội. - Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước, Tổng thư ký Quốc hội - Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao Quốc hội phê chuẩn các chức danh: - Các Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ - Thẩm phán TAND tối cao - Thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh - Thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia |
Theo Ban Công tác đại biểu, quy định như vậy “dẫn đến việc tùy nghi, không đồng bộ, thống nhất trong cả nước”. Do đó, Ban Công tác đại biểu đã bổ sung quy định về thời hạn và thời điểm tại dự thảo nghị quyết mới.
Theo đó, người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND đánh giá “tín nhiệm thấp” thì xin từ chức. Việc xin từ chức được thực hiện trong thời gian không quá 10 ngày kể từ ngày công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm.
Bổ sung chức danh Tổng Thư ký Quốc hội vào diện lấy phiếu tín nhiệm
Trường hợp không từ chức thì Quốc hội, HĐND xem xét, quyết định việc bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp đó hoặc kỳ họp gần nhất nhưng không quá 30 ngày kể từ khi công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm.
Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp” thì cơ quan có thẩm quyền trình Quốc hội, HĐND tiến hành miễn nhiệm tại kỳ họp đó hoặc kỳ họp gần nhất nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm.
Việc lấy phiếu tín nhiệm với Chủ tịch UBND quận, thị xã, phường ở nơi không có HĐND thì kể từ thời điểm có đề nghị của HĐND quận, thị xã, Chủ tịch UBND cùng cấp xem xét, quyết định trong thời gian tối đa không quá 30 ngày.
Một điểm mới nữa là dự thảo nghị quyết bổ sung quy định công khai kết quả lấy phiếu tín nhiệm trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Ngoài ra, dự thảo cũng bổ sung chức danh Tổng Thư ký Quốc hội vào phạm vi, đối tượng lấy phiếu tín nhiệm.
Đồng thời, sửa đổi, bổ sung các trường hợp không lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ khi có thông báo nghỉ công tác chờ nghỉ hưu, thông báo nghỉ hưu hoặc được bầu, phê chuẩn trong năm lấy phiếu tín nhiệm để bảo đảm đồng bộ, thống nhất với Quy định số 96 ngày 2/2/2023 của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị.
Ban Công tác đại biểu cho hay, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm với 48 người trên tổng số 50 người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Kết quả không có trường hợp nào có trên 50% tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá tín nhiệm thấp. Thời điểm đó, Chủ tịch nước và Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông do mới được Quốc hội bầu và phê chuẩn nên chưa đủ thời gian để lấy phiếu theo quy định. Ở HĐND các cấp, đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với 99.836 người, hầu hết đều đạt trên 50% số phiếu “tín nhiệm cao”. Tỷ lệ người có số phiếu “tín nhiệm thấp” ở các cấp, cụ thể như sau: ở cấp tỉnh, có 02/1.750 người (chiếm tỉ lệ 0,11%); ở cấp huyện có 25/13.852 người (chiếm tỉ lệ 0,18%); ở cấp xã có 186/84.234 người, (chiếm tỉ lệ 0,22%). |
Tác giả: Thu Hằng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy