Dòng sự kiện:
Đề xuất đưa Đồng bằng sông Cửu Long trở thành 'trung tâm' của ngành da giày
02/03/2022 09:14:04
Theo đề xuất của Chủ tịch Hiệp hội Da giày và túi xách, Chính phủ nên kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp quốc tế đầu tư tại các địa phương còn hoang sơ, để khai thác nguồn lao động còn dư cho ngành da giày và túi xách.

Năm 2021, bất chấp các tác động của đại dịch COVID-19 ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng, ngành da giày, túi xách của Việt Nam vẫn ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng.

Cụ thể, trong năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu da giày đạt 20,78 tỷ USD (tăng 4,6%). Dự kiến năm 2022 tăng trưởng toàn ngành sẽ từ 10-15% so với năm 2021.

Dự kiến năm 2022 tăng trưởng toàn ngành sẽ từ 10-15% so với năm 2021.

Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận ngày 28/2, ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch Hiệp hội Da giày và túi xách Việt Nam cho biết: Ngành công nghiệp thời trang ăn sâu vào chuỗi toàn cầu đã trên 30 năm nay.

Ngay từ khi mới thành lập đến nay, ngành luôn là mặt hàng đóng góp kim ngạch trên 1 tỷ USD, giải quyết rất nhiều vấn đề nan giải về công ăn việc làm, lao động và năng suất lao động.

Đến nay, ngành có hơn 10.000 doanh nghiệp và kim ngạch xuất nhập khẩu năm nay đạt gần 60 tỷ USD, giải quyết công ăn việc làm cho trên 5 triệu lao động và thặng dư thương mại luôn luôn đạt trên 50%.

Với kế hoạch chiến lược mà Bộ Công Thương cũng như Chính phủ định hướng, năm 2025, ngành công nghiệp thời trang Việt Nam phải đạt được doanh số trên 100 tỷ USD, giải quyết việc làm cho gần 8 triệu lao động.

Ông Thuấn cho rằng, Chính phủ cần có những giải pháp kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp quốc tế đầu tư tại các địa phương còn hoang sơ, để khai thác nguồn lao động còn dôi dư, đương làm trong ngành có năng suất lao động thấp, đó là vùng đồng bằng sông Cửu Long, nơi có trên 20 triệu lao động.

Bên cạnh đó, các tỉnh có nhiều dự án mời gọi đầu tư với các cơ chế chính sách ưu đãi, rất phù hợp với chiến lược ly nông mà không ly hương của Chính phủ cũng nêu được ưu tiên.

Để thực hiện được việc này, ông Thuấn kiến nghị, trong Luật Đầu tư, đề nghị có ưu đãi đặc biệt đối với vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là để dịch chuyển lao động mà đã chuyển lên thành thị, quay về vùng nông thôn.

Tuyển thêm, chuyển hóa trên 35 - 40% lao động trong ngành nông nghiệp, làm sao chuyển thêm 5% nữa sang ngành công nghiệp thì năng suất lao động tổng thể của người Việt Nam sẽ tăng lên rất nhiều.

Bên cạnh đó, ông Thuấn đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần cải tiến trong ký quỹ trong hợp đồng đầu tư.

Một số doanh nghiệp khi cam kết đầu tư cần ký quý, nhưng ký quỹ này lại không được hưởng lãi suất, mà lãi suất này ảnh hưởng đến nguồn vốn của doanh nghiệp rất nhiều.

Chủ tịch Hiệp hội Da giày đồng kiến nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cần xây dựng module nghề tích hợp để phù hợp với quá trình quản trị trên nền tảng số, chứ không phải bộ module nghề mà Tổng cục Bộ Lao động xây dựng vừa quai.

Ngoài ra, ông Thuấn mong muốn Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan xử lý dứt điểm tình trạng doanh nghiệp gia công và gia công lại và quá trình hậu kiểm.

“Chuỗi cung ứng bị đứt quãng, rất nhiều doanh nghiệp phải lấy mã code của đơn hàng này sang sản xuất cho đơn hàng khác. Do đó nhiều doanh nghiệp lo sợ về khâu hậu kiểm. Doanh nghiệp không gian lận thương mại nhưng đã vi phạm thủ tục hành chính, mà vi phạm thủ tục hành chính thì hậu kiểm phạt rất nặng”, ông Thuấn nói.

Tác giả: Việt Vũ

Theo: Công Luận
Thích và chia sẻ bài viết này :
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến