Dòng sự kiện:
Đề xuất đưa Xi măng Quang Sơn về Vicem là không phù hợp
14/07/2018 18:00:05
Bộ Xây dựng nhận được Văn bản số 5219/VPCP-ĐMDN ngày 04/6/2018 của Văn phòng Chính phủ lấy ý kiến về việc Bộ Công Thương đề nghị chuyển giao Cty TNHH MTV Xi măng Quang Sơn và thoái vốn Nhà nước tại Vinaincon.

Bộ Xây dựng nhận được Văn bản số 5219/VPCP-ĐMDN ngày 04/6/2018 của Văn phòng Chính phủ lấy ý kiến về việc Bộ Công Thương đề nghị chuyển giao Công ty TNHH MTV Xi măng Quang Sơn và thoái vốn Nhà nước tại Tổng công ty cổ phần Xây dựng Công nghiệp Việt Nam (Vinaincon).

Sau khi nghiên cứu chung và xem xét ý kiến của Tổng Công ty công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem), Bộ Xây dựng đã có Văn bản số 1619/BXD-QLDN đề nghị Văn phòng Chính phủ nghiên cứu, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong thời gian sớm nhất về trường hợp tái cơ cấu của xi măng Quang Sơn.

Bộ Xây dựng cho hay, căn cứ báo cáo của Bộ Công Thương gửi Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 4121/BCT-CN ngày 24/5/2018; căn cứ số liệu khảo sát, báo cáo sơ bộ ban đầu của Vicem tại Văn bản số 1141/VICEM-HĐTV ngày 29/6/2018 của Hội đồng thành viên Tổng Công ty Vicem cho thấy, Công ty Xi măng Quang Sơn sản xuất không ổn định, năng suất thấp, chất lượng không ổn định, thị trường tiêu thụ nhỏ, thu hẹp; Công ty mất cân đối tài chính nghiêm trọng.

Lỗ ngàn tỷ, Xi măng Quang Sơn liệu có cửa về với Vicem

Thực tế, mong muốn đưa Xi măng Quang Sơn về với Vicem đã được nhen nhóm từ lâu. Từ vài năm trước, Vicem đã nhận được đề nghị tiếp nhận Xi măng Quang Sơn từ Bộ Xây dựng, nhưng tại thời điểm đó, Vicem đã có văn bản trả lời không thể tiếp nhận.

Về thực trạng Cty Xi măng Quang Sơn: Căn cứ báo cáo của Bộ Công Thương gửi Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 4121/BCT-CN ngày 24/5/2018; căn cứ số liệu khảo sát, báo cáo sơ bộ ban đầu của Tổng Cty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM) tại Văn bản số 1141/VICEM-HĐTV ngày 29/6/2018 của Hội đồng thành viên Tổng Cty VICEM cho thấy Cty Xi măng Quang Sơn sản xuất không ổn định, năng suất thấp, chất lượng không ổn định, thị trường tiêu thụ nhỏ, thu hẹp; Cty mất cân đối tài chính nghiêm trọng.

Tại thời điểm 31/12/2017, Cty lỗ luỹ kế khoảng 1.392 tỷ đồng, tổng nợ khoảng 3.637,81 tỷ đồng, không có khả năng trả nợ, nguy cơ phá sản. Nếu không có giải pháp tái cơ cấu một cách mạnh mẽ, toàn diện đối với Xi măng Quang Sơn nói riêng và Tổng Cty VINAINCON nói chung thì rất khó có thể cải thiện tình trạng như hiện nay, đặc biệt là việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với Quỹ tích lũy Bộ Tài chính và Ngân hàng VDB.

Chưa hết, ngành xi măng trong nước đang trong tình trạng cung lớn hơn cầu, nhiều doanh nghiệp xi măng lớn còn chật vật trong việc tiêu thụ sản phẩm, thì các nhà máy xi măng công suất nhỏ, xi măng địa phương còn vất vả hơn nhiều, Xi măng Quang Sơn không phải là ngoại lệ.

Về cơ sở pháp lý phương án, Bộ Công Thương đề nghị chuyển giao toàn bộ phần vốn của Tổng Cty VINAINCON đã đầu tư tại Cty Xi măng Quang Sơn sang VICEM dưới hình thức ghi tăng vốn Nhà nước cho VICEM và giảm vốn Nhà nước cho VINAINCON.

Cty Xi măng Quang Sơn là Cty TNHH MTV do Tổng Cty CP Xây dựng Công nghiệp Việt Nam (VINAINCON) sở hữu 100% vốn điều lệ. Tổng Cty VINAINCON là doanh nghiệp cổ phần có vốn góp của Nhà nước do Bộ Công Thương làm đại diện chủ sở hữu, trong đó Nhà nước nắm giữ 82,75% vốn điều lệ. Do đó, phần vốn mà Tổng Cty VINAINCON đã đầu tư vào Cty Xi măng Quang Sơn là phần vốn của Cty cổ phần (không hoàn toàn là vốn của Nhà nước).

Vì vậy, việc Bộ Công Thương đề nghị chuyển giao toàn bộ phần vốn của Tổng công ty Vinaincon đã đầu tư tại Công ty Xi măng Quang Sơn sang Vicem dưới hình thức ghi tăng vốn Nhà nước cho Vicem và giảm vốn Nhà nước cho Vinaincon là không phù hợp theo quy định của pháp luật.

Thu Hà (T/h)

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến