Ảnh minh hoạ.
Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp vừa có văn bản gửi Bộ GTVT về việc đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng đường sắt phục vụ vận tải tại ga Cao Xá.
Cụ thể, Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đề nghị Bộ GTVT ưu tiên bổ sung Dự án nâng cấp, cải tạo ga đường sắt Cao Xa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, hoặc từ nguồn vốn sự nghiệp kinh tế đối với giai đoạn 1 của Dự án; đồng thời cấp phép hoạt động liên vận quốc tế tại ga Cao Xa từ quý I/2024.
Trước đó, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã đề xuất tới Bộ GTVT và Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp về việc đầu tư nâng cấp cải tạo kết cấu hạ tầng đường sắt phục vụ khai thác chạy tàu tại khu vực ga Cao Xa thuộc tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng đạt tiêu chuẩn liên vận quốc tế theo 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1, Dự án tiến hành cải tạo đường số 3 thành đường đón gửi và lưu chứa xe có chiều dài khoảng 600m; xây dựng mới 1 đường xếp dỡ dài khoảng 250 m; xây dựng mới 1 nhà văn phòng, dịch vụ hải quan diện tích 200 m2; xây dựng mới kho hàng rộng 1.000 m2; bãi hàng rộng 10.000 m2 cùng hệ thống điện chiếu sáng, cấp thoát nước, camera giám sát và PCCC kèm theo; cải tạo đường ngang, xây dựng mới hàng rào bảo vệ.
Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 dự kiến 61 tỷ đồng (không bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng) từ nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 hoặc từ nguồn vốn Sự nghiệp kinh tế của Bộ GTVT.
Giai đoạn 2, Dự án tiến hành xây dựng mới 1 đường chứa xe dài khoảng 600 m; 4 đường xếp dỡ và lưu chứa xe, mỗi đường dài khoảng 250 m; 1 đường dồn dịch toa xe dài khoảng 250 m; xây dựng mới kho hàng rộng 10.000 m2; bãi hàng rộng 28.600 m2 cùng hệ thống điện chiếu sáng, cấp thoát nước, camera giám sát và PCCC kèm theo; cải tạo đường ngang, xây dựng mới hàng rào bảo vệ.
Tổng mức đầu tư giai đoạn 2 Dự án là 234 tỷ đồng từ nguồn vốn của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Ga Cao Xá hiện là ga hạng 4, nằm tại lý trình Km50+ 870 thuộc tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, gần với các khu công nghiệp lớn của tỉnh Hải Dương như: Đại An, Cẩm Điền, Phúc Điền, Tân Trường, Ken Mark…
Nếu tổ chức được hoạt động liên vận quốc tế, hàng hóa tại Hải Dương có thể xuất khẩu đi Trung Quốc, châu Âu, Trung Á… bằng đường sắt thay vì phải vận chuyển hàng hóa đến các cảng biển để làm thủ tục xuất nhập khẩu và vận chuyển, mà thực hiện các thủ tục khai báo xuất nhập khẩu hàng hóa ngay tại tỉnh. Mặt khác, thời gian vận chuyển từ Việt Nam sang thị trường Nga, châu Âu rút ngắn, chỉ bằng 2/3 so với đường biển truyền thống.
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, hiện hàng hóa tại Hải Dương chưa xuất - nhập khẩu trực tiếp bằng đường sắt. Các ga trên địa bàn chưa có bãi hàng đủ tiêu chuẩn khai thác container. Do đó, ga Cao Xá cần được xây dựng cải tạo theo phân khu chức năng riêng như bãi hàng chứa container trên 10.000m2 có tường bao quanh; khu vực làm hàng xuất nhập khẩu, giám sát hải quan...
Tác giả: Anh Minh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy