Trong đó, Bộ đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng từ 160.000 đồng – 200.000 đồng so với năm 2018 (từ 5-5,8%)
Lao động tại một khu công nghiệp tại Hà Nội.
Mức tăng lương tối thiểu dựa trên kết quả thương lượng tại Hội đồng tiền lương quốc gia vào ngày 13/8. Theo đó, Bộ LĐTBXH đề xuất quy định mức lương tối thiểu vùng áp 4 mức như sau: Mức 4.180.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I; mức 3.710.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II; mức 3.250.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III; mức 2.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.
Mức lương tối thiểu trên (tăng từ 160.000 đồng – 200.000 đồng so với hiện hành năm 2018, tương ứng với mức tăng theo tỷ lệ phần trăm từ 5 - 5,8% tùy theo từng vùng, mức bình quân tăng 5,3%) được tính toán dựa trên cơ sở bù đủ trượt giá sinh hoạt năm 2018 dự kiến khoảng 3,5% - 4% để bảo đảm tiền lương thực tế cho người lao động; cải thiện theo mức tăng năng suất lao động xã hội khoảng 1,3% - 1,8% để thực hiện lộ trình điều chỉnh bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.
Về địa bàn áp dụng, Bộ LĐTBXH cho biết, qua tổng hợp đề xuất của các địa phương, có 59/63 địa phương đề nghị giữ nguyên địa bàn áp dụng mức lương vùng như hiện hành.
Riêng 4 địa phương đề nghị điều chỉnh một số địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng, Bộ LĐTBXH đã rà soát, tiếp thu vào dự thảo nghị định như sau: UBND thành phố Hải Phòng đề nghị điều chỉnh từ vùng II lên vùng I đối với huyện Kiến Thụy và huyện Cát Hải; UBND tỉnh Bắc Ninh đề nghị điều chỉnh từ vùng III lên vùng II đối với huyện Gia Bình và huyện Lương Tài; UBND tỉnh Bình Dương đề nghị điều chỉnh từ vùng II lên vùng I đối với huyện Dầu Tiếng và huyện Phú Giáo; UBND tỉnh Tiền Giang nghị điều chỉnh từ vùng III lên vùng II đối với huyện Châu Thành, vùng IV lên vùng III đối với huyện Tân Phước.
Bộ LĐTBXH thấy rằng, việc đề xuất điều chỉnh nâng vùng của các địa phương trên là có cơ sở, do các địa bàn trên có thị trường lao động khá phát triển, nhiều cụm, khu công nghiệp, điều kiện cơ sở hạ tầng đã được cải thiện đáng kể, giáp ranh với các địa bàn vùng I hoặc vùng II.... Vì vậy, Bộ LĐTBXH thống nhất với đề nghị điều chỉnh nâng vùng của các địa phương để tạo sự cân đối hợp lý về giá nhân công giữa các địa bàn giáp ranh, lận cận.
Về thời điểm áp dụng, Bộ LĐTBXH đề xuất áp dụng quy định mới từ ngày 1/1/2019. Dự thảo đang được Bộ lấy ý kiến rộng rãi trước khi trình Chính phủ ký ban hành.
Theo Báo Tin tức
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy