Cải tạo chung cư cũ vẫn là bài toán khó giải bởi khó làm hài hòa lợi ích giữa các bên (Ảnh: Khu tập thể Thành Công)
Bộ Xây dựng cho biết, hiện việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ được thực hiện theo Quyết định 101/2015/NĐ-CP về xây dựng cải tạo lại nhà chung cư, Thông tư số 21/2016/TT-BXD hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 101.
Theo Bộ Xây dựng, vướng mắc hiện nay là do thể chế, hành lang pháp lý cho việc cải tạo chung cư cũ chưa có tính đột phá, chưa tạo được sự hài hòa lợi ích giữa người dân và doanh nghiệp, không hấp dẫn được các nhà đầu tư tham gia. Để giải quyết vấn đề này, Bộ Xây dựng đề xuất thí điểm cơ chế đặc thù cho cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội và TP.HCM, trong đó bổ sung chính sách nhằm hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan.
Bộ cho biết hiện nay Sở Xây dựng Hà Nội đã xây dựng Đề án Cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ trên địa bàn thành phố với một số đề xuất giải pháp, cơ chế chính sách đặc thù.
Cụ thể, UBND TP Hà Nội đề xuất giao các nhà đầu tư đề xuất ý tưởng và lập quy hoạch chi tiết 1/500 dự án cải tạo, TP sẽ hoàn trả chi phí nếu nhà đầu tư không được chọn, nhằm hấp dẫn sự vào cuộc của doanh nghiệp.
TP Hà Nội cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép được chủ động điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch về tầng cao, hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng, dân số tại 4 quận nội thành thuộc khu vực nội đô lịch sử.
Ngoài ra, để giải quyết tình trạng chỉ một vài hộ dân không đồng ý dẫn đến dự án ách tắc nhiều năm, UBND TP Hà Nội cũng kiến nghị cho phép quy định tỷ lệ khoảng 70% chủ sở hữu nhà chung cư không phải cấp D (nhà nguy hiểm) nhất trí là được thực hiện cải tạo, xây dựng lại.
Chỉ riêng trên địa bàn Hà Nội có gần 1.500 chung cư cũ đang tồn tại, trong đó có 6 nhà thuộc diện nguy hiểm cấp D, 200 nhà xuống cấp, hư hỏng cấp C. (Ảnh: Khu tập thể Thanh Xuân Bắc)
Hà Nội cũng đề xuất được phép chỉ định chủ đầu tư thực hiện hiện dự án nằm trong kế hoạch cải tạo theo hình thức xã hội hóa khi các chủ sở hữu không lựa chọn được doanh nghiệp thực hiện dự án. Đồng thời đưa các chung cư hết niên hạn sử dụng vào kế hoạch cải tạo xây dựng chỉnh trang mỹ quan đô thị.
Không những vậy, để "gỡ rối" vấn đề gây ách tắc nhiều dự án và khiến doanh nghiệp không mặn mà với cải tạo chung cư cũ là tỷ lệ bồi thường, UBND TP Hà Nội cũng cho rằng chủ sở hữu căn hộ tầng 2 có hệ số bồi thường tối đa là 1,5 lần, đối với các chủ hộ tầng 1 sẽ được phép ưu tiên mua thêm phần diện tích sàn kinh doanh thương mại với diện tích bằng căn hộ cũ theo giá đầu tư cộng 10% lợi nhuận của chủ đầu tư.
Còn đối với trường hợp các chủ sở hữu (có nhà chung cư cũ tại 4 quận nội thành cũ) có nhu cầu tái định cư tại dự án khác ngoài vành đai 3 thì hệ số bồi thường sẽ là 2 lần.
Bộ Xây dựng khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ cùng TP Hà Nội để báo cáo Thủ tướng về việc thí điểm các chính sách đặc thù trên.
Tác giả: Lam Châu
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Căn hộ glory heights
- Căn hộ Citymark Residence Phú Mỹ
- Đăng Tin Cho Thuê Nhà Trọ
- Bảng giá chuyển nhà trọn gói Kiến Vàng Hà Nội
- ATZ LUXURY thiết kế văn phòng cty đẹp
- https://xuongbat.com/bat-che-nang-mua/
- Dự án Solary Bình Dương
- Thông tin Giá bán Lumiere Springbay
- ATZDECOR thi công tường cây giả trọn gói
- Thông tin The River Thu Thiem Quận 2
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy