Ngày 3/9, ông Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Pháp chế (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết đề xuất trên nằm trong dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật Bảo vệ môi trường 2020. Quy định đưa ra nhằm yêu cầu nhà sản xuất, nhập khẩu có trách nhiệm chia sẻ gánh nặng tài chính với nhà nước và người dân.
Lý giải đề xuất này, ông Hùng nói kẹo cao su chủ yếu được làm từ nhựa, nên tồn tại trong môi trường tự nhiên gây tác động xấu cho môi trường, sinh vật; vấn đề lớn nhất của loại kẹo này là thu gom bã.
Ông Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ảnh: Gia Chính
"Bã kẹo cao su sau khi sử dụng gần như không thể thu gom, trường hợp thu gom thì chi phí bỏ ra để làm sạch trên bề mặt đường phố, khu vực công cộng, trường học là rất lớn, gây ô nhiễm, mất mỹ quan", ông Hùng nói và cho biết khoản đóng góp 1,5% (giá trị mỗi lô hàng nhập khẩu) là nguồn chia sẻ gánh nặng cho các địa phương trong thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt vốn luôn thiếu kinh phí, quá tải.
Bà Nguyễn Hoàng Phượng, chuyên gia chính sách và pháp luật, thông tin tổ chức Zero Wasre Scotland ước tính phải tốn gần 50.000 đồng để làm sách một mẩu bã kẹo cao su; mỗi năm nước Anh phải chi hơn 400 triệu bảng Anh cho việc dọn dẹp đường phố vì nguyên nhân này.
Theo bà Phượng, việc làm sạch bã kẹo cao su có những tác dụng phụ không mong muốn, như nước hoặc hơi nước được sử dụng dưới áp suất cao có thể làm hỏng vữa kết nối giữa các viên gạch lát đường, làm sạch có thể làm hỏng vật liệu bề mặt.
"Ở Việt Nam bã kẹo cao su ở khắp mọi nơi, từ di tích, vỉa hè, ghế đá, nhà hát. Việc làm sạch được thực hiện hoàn toàn thủ công, người lao công khi quét đường phải dùng vật sắc, nhọn để cạo bã kẹo điều này không chỉ dẫn đến việc tốn công lao động mà còn giảm hiệu quả của việc quét dọn", bà Phượng nói.
Chuyên gia Nguyễn Hoàng Phượng cho biết nhiều nước trên thế giới đã có những quy định nghiêm khắc về trách nhiệm của nhà sản xuất đối với kẹo cao su, như Hàn Quốc áp chi phí 1,8 % giá bán hoặc nhập khẩu từ năm 1993; Pháp sẽ áp dụng trách nhiệm mở rộng với nhà sản xuất từ năm 2024; Singapore ban hành lệnh cấm hoàn toàn kẹo cao su vào năm 1992.
PGS.TS Lê Thu Hoa, khoa Kinh tế môi trường, ĐH Kinh tế quốc dân cho rằng đây là thời điểm hợp lý để áp dụng thu phí với nhà sản xuất bã kẹo cao su vì chi phí thu gom, xử lý mặt hàng này cao.
"Hiện nguyên liệu sản xuất kẹo chủ yếu là nhựa plastic tẩm hương liệu nên chi phí sản xuất rẻ thay vì sản xuất bằng nguyên liệu sinh học, dễ phân huỷ. Nên đánh thuế riêng đối với loại kẹo cao su làm bằng nhựa để các nhà sản xuất chuyển đổi nguyên liệu", TS Hoa nói thêm.
Tác giả: Gia Chính
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy