Ảnh minh họa.
Cụ thể, đến năm 2025, ngành Y tế sẽ duy trì 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, trong đó 80% dịch vụ công trực tuyến được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động.
Đặc biệt, Cổng công khai y tế sẽ công khai 100% các thông tin về giá thuốc, giá trang thiết bị y tế, giá vật tư y tế, giá sinh phẩm chẩn đoán, giá khám chữa bệnh, giá niêm yết, giá đấu thầu, thông tin về các sản phẩm đang lưu hành hoặc đã được thu hồi, kết quả xử lý thủ tục hành chính, những vi phạm trong quảng cáo...
Cùng với đó, tất cả các cơ sở y tế sẽ triển khai tư vấn khám, chữa bệnh từ xa, thanh toán điện tử không dùng tiền mặt, 100% người dân được định danh y tế, 90% người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử, 15% (tức là khoảng 210 bệnh viện) số bệnh viện trên toàn quốc chuyển đổi số thành công, triển khai hồ sơ bệnh án điện tử không sử dụng bệnh án giấy…
Đến năm 2030, sẽ có khoảng 50% (khoảng 700 bệnh viện) số bệnh viện trên toàn quốc chuyển đổi số thành công, triển khai hồ sơ bệnh án điện tử không sử dụng bệnh án giấy, thanh toán viện phí điện tử không dùng tiền mặt.
Tại buổi họp báo thông tin về Chương trình chuyển đổi số y tế quốc gia ngày 24/12, ông Trần Quý Tường, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế) cho biết, chuyển đổi số y tế là yêu cầu bắt buộc trước sự thay đổi mạnh mẽ của cách mạng công nghệ 4.0 với các công nghệ số như điện toán đám mây (Cloud Computing), dữ liệu lớn (Big Data), internet vạn vật (Internet of Thing) và công nghệ thông minh như trí tuệ nhân tạo (AI), rô bốt, thực tế ảo, in 3D…
Theo ông Tường, hiện nay, mỗi năm bệnh viện mất vài tỷ đồng để in bệnh án giấy, có bệnh viện trong Tp.HCM còn phải thuê kho chứa bệnh án, nên việc vận chuyển, bảo quản rất tốn kém.
Trong khi đó, nếu tất cả các bệnh viện đều chuyển sang dùng hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (PACS) thì ước tính mỗi năm có thể tiết kiệm 4.000 tỷ đồng, đây mới chỉ là chi phí dành để mua phim in hằng năm.
Mặc dù vậy, ông Tường cho rằng hiện tốc độ chuyển đổi số trong ngành Y tế vẫn còn chậm, chưa được như kỳ vọng, trong đó nguyên nhân lớn nhất do phải đầu tư tài chính lớn.
Theo tính toán, nếu một bệnh viện lớn đầu tư chuyển đổi số bài bản từ đầu có thể mất 160 tỷ đồng, mức thấp khoảng 20-30 tỷ đồng.
Chính vì lẽ đó, nhiều cơ sở y tế chưa sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn ban đầu để đầu tư cho chuyển đổi số. "Theo ước tính của chúng tôi, mỗi bệnh viện chỉ cần bỏ ra 0,6-3% tổng doanh thu là có thể đầu tư để chuyển đổi số. Đây là con số có thể chấp nhận được", ông Tường nói và cho rằng việc đầu tư cho chuyển đổi số sẽ đem lại rất nhiều lợi ích về sau cho các cơ sở y tế.
Tác giả: Nhật Dương
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy