Ngày 21/12, theo thông tin từ UBND tỉnh Quảng Bình, tỉnh vừa quyết định phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, hài hòa trong hệ thống đô thị của vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung và hệ thống đô thị quốc gia.
Theo đó, đến năm 2025, Quảng Bình có tỷ lệ đô thị hóa từ 33% trở lên; đất xây dựng đô thị trên tổng diện tích đất tự nhiên chiếm khoảng 1,5 - 1,9%. Hệ thống đô thị đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH và quản lý phát triển có 1 đô thị loại II (Đồng Hới); 3 đô thị loại IV (Ba Đồn, Hoàn Lão mở rộng, Kiến Giang mở rộng); 6 đô thị loại V, bao gồm: Đồng Lê, Phong Nha, Quán Hàu, Nông trường Lệ Ninh, Nông trường Việt Trung, Quy Đạt.
Trong giai đoạn 2026 - 2030, tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh từ 38% trở lên; tỷ lệ đất xây dựng đô thị trên tổng diện tích đất tự nhiên chiếm khoảng 1,9 - 2,3%; hệ thống đô thị đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH và đáp ứng yêu cầu quản lý phát triển, bao gồm: 1 đô thị loại II (TP Đồng Hới); 1 đô thị loại III (Thị xã Ba Đồn); 2 đô thị loại IV (Thị trấn Hoàn Lão mở rộng, thị trấn Kiến Giang mở rộng); 12 đô thị loại V gồm 6 đô thị hiện có ( Thị trấn Đồng Lê, thị trấn Phong Nha, thị trấn Quán Hàu, thị trấn Quy Đạt, thị trấn Nông trường Việt Trung, thị trấn Nông trường Lệ Ninh) và 6 đô thị xây dựng mới: Hòn La, Quảng Phương (thị trấn huyện lỵ Quảng Trạch), Dinh Mười (Quảng Ninh), Tiến Hóa (Tuyên Hóa); Cha Lo (Minh Hóa), Phúc Trạch (Bố Trạch).
Theo ông Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, chương trình phát triển đô thị tỉnh Quảng Bình, giai đoạn 2021 - 2030 được thực hiện trên quan điểm đặt hệ thống đô thị tỉnh trong bối cảnh phát triển của hệ thống đô thị vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung và hệ thống đô thị Quốc gia.
Đồng thời, xây dựng tầm nhìn, các mục tiêu chiến lược, tích hợp đa ngành bảo đảm phát triển toàn diện, cân bằng; phát triển đô thị phù hợp với Quy hoạch tỉnh Quảng Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tạo động lực phát triển KT - XH, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển đô thị bảo đảm sử dụng hiệu quả quỹ đất xây dựng, đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật, kiểm soát chất lượng môi trường, hài hòa giữa bảo tồn, cải tạo và xây mới; xây dựng đô thị có điều kiện sống tốt, tăng cường sức cạnh tranh đô thị.
Mục tiêu của Chương trình nhằm đánh giá thực trạng đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống đô thị của tỉnh; cụ thể hóa định hướng Quy hoạch tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, từng bước hoàn chỉnh mạng lưới đô thị phù hợp với giai đoạn phát triển KT - XH của tỉnh và từng bước nâng cao tỉ lệ đô thị hóa trên địa bàn tỉnh; xây dựng phát triển đô thị hợp lý theo vị trí, tính chất, chức năng.
Đồng thời, địa phương cần phát huy thế mạnh và vai trò hạt nhân trong phát triển các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh trên cơ sở phát triển bền vững, hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa và bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, quốc phòng; nâng cao chất lượng sống cho người dân.
Xuân Hương
- Quảng Bình tìm nhà đầu tư thực hiện dự án khu đô thị hơn 200 tỷ đồng
- Thu hồi 4 tỷ đồng tiền đền bù sai đối tượng của dự án cao tốc Bắc-Nam
- Quảng Bình đặt mục tiêu đón 4,5-5 triệu lượt khách trong năm 2024
- Quảng Bình thúc bàn giao 100% mặt bằng sạch cho dự án cao tốc Bắc-Nam
- Lộ diện nhà đầu tư tham vọng làm khu đô thị 750 tỷ đồng tại Thanh Hoá
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy