Ngày 21/4, ông Nguyễn Đức Trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty cổ phần Dệt may Hòa Thọ (gọi tắt là Dệt may Thọ Hòa) đã ký nghị quyết về việc triển khai phương án phát hành cổ phiếu trả cổ tức 2022.
Dự kiến, doanh nghiệp này sẽ phát hành hơn 6 triệu cổ phiếu, mỗi cổ phiếu trị giá 10 nghìn đồng, giá trị phát hành mệnh giá hơn 60 tỷ đồng.
Hiện nay, vốn điều lệ hiện tại hơn 300 tỷ đồng. Vốn điều lệ sau phát hành của doanh nghiệp này hơn 360 tỷ đồng.
Mục đích phát hành nhằm trả cổ tức 2022.
Nguồn vốn thực hiện là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 31/12/2022 theo Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2022 đã kiểm toán.
Thời gian thực hiện, sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo về việc nhận đầy đủ tài liệu báo cáo phát hành, dự kiến quý III/2023.
Đối tượng phát hành là cổ đông hiện hữu của Tổng Công ty cổ phần Dệt may Hòa Thọ tại ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông. Thời điểm chốt danh sách, Đại hội đồng cổ đông ủy quyền cho Hội đồng quản trị quyết định.
Tỷ lệ thực hiện quyền 5:1. Tại ngày chốt danh sách cổ đông thực hiện quyền, cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ có 1 quyền nhận cổ phiếu, cứ 5 quyền sẽ được thêm 1 cổ phiếu mới phát hành thêm.
Số lượng cổ phiếu phát hành thêm của mỗi cổ đông sẽ được làm tròn đến hàng đơn vị theo nguyên tắc làm tròn xuống. Số cổ phiếu lẻ sẽ hủy bỏ, không phát hành.
Hội đồng quản trị giao Tổng Giám đốc công ty triển khai thực hiện phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức. Tổng Giám đốc tiến hành các thủ tục nộp Hồ sơ xin phép phát hành cổ phiếu để trả cổ tức đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Giải trình các vấn đề liên quan khi có yêu cầu.
Vị này cũng chịu trách nhiệm chuẩn bị và trình Hội đồng quản trị phê duyệt các hồ sơ liên quan đến việc Đăng ký chứng khoán bổ sung tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam và Đăng ký giao dịch bổ sung với Sở Giao dịch chứng khoán Tp.Hà Nội sau khi việc phát hành được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo về việc nhận được báo cáo kết quả đợt phát hành…
Nhà máy may Hòa Thọ 1 tại phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, Tp.Đà Nẵng.
Liên quan đến tình hình tài chính, theo báo cáo thường niên 2022, do ông Nguyễn Văn Hải, Tổng Giám đốc ký, doanh thu thuần và giá vốn hàng bán đều tăng từ 3.863 tỷ đồng năm 2021 lên 5.144 tỷ đồng trong năm 2022, tức khoảng 33%.
Việc kiểm soát tốt các chi phí góp phần tăng lợi nhuận của Tổng Công ty và giúp cho chỉ tiêu lợi nhuận tăng mạnh, cụ thể lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2021 là 218,546 tỷ đồng lên 332,348 tỷ đồng, tức tăng 52,07%.
Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp chỉ tăng 33,07%, từ 201,452 tỷ đồng lên 268,07 tỷ đồng, nguyên nhân do 2022 Dệt may Hòa Thọ không còn được hưởng mức thuế ưu đãi.
Được biết, đây là năm thành công nhất của Dệt may Hòa Thọ khi đạt kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập.
Cũng theo báo cáo do vị Tổng Giám đốc ký, thị trường xuất khẩu mang về cho Dệt may Hòa Thọ 4.749 tỷ đồng doanh thu, chiếm 92,32% cơ cấu doanh thu năm 2022, tăng 38,07% so với cùng kỳ năm 2021.
Thị trường nội địa mang về cho doanh nghiệp này 395,118 tỷ đồng, giảm 6,71% so với cùng kỳ năm trước.
Theo ghi nhận, tổng tài sản của Dệt may Hòa Thọ trong năm 2022 tăng nhẹ từ 2.341 tỷ đồng lên 2.395 tỷ đồng, tức khoảng 2,30% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, tài sản ngắn hạn giảm 0,17% đạt 1.603 tỷ đồng. Cụ thể, tiền và các khoản tương đương tiền giảm từ 58,586 tỷ đồng xuống còn 24,501 tỷ đồng, tức khoảng 58,18% so với năm 2021.
Đặc biệt, tiền giảm 65,39% đạt 17,5 tỷ đồng. Hàng tồn kho tăng 9,03% tăng từ 857,148 tỷ đồng năm 2021 lên 934,558 tỷ đồng năm 2022.
Đối với tài sản dài hạn năm 2022 lại cao hơn 7,7% so với năm ngoái từ 735,149 tỷ đồng lên 791,788 tỷ đồng. Nguyên nhân là do tài sản cố định tăng 4,29% chủ yếu đến từ việc đầu tư các tài sản như máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển…
Tổng nợ phải trả trong năm 2022 của Dệt may Hòa Thọ giảm 10,48% so với năm 2021 đạt 1.510,140 tỷ đồng. Trong đó, nợ ngắn hạn tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nợ của Tổng Công ty, chiếm 81,89%, tức 1.236,579 tỷ đồng, giảm 10,06% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sự giảm thiểu của nợ ngắn hạn chủ yếu đến từ 3 khoản mục chính là vay ngắn hạn, phải trả người bán và người mua trả tiền trước.
Cụ thể, vay ngắn hạn giảm 4,05% so với năm 2021 đạt 530,686 tỷ đồng; phải trả người bán và người mua trả tiền trước giảm lần lượt là 26,05% và 68,32%.
Nợ dài hạn của Dệt may Hòa Thọ giảm so với cùng kỳ năm trước, giảm từ 312,097 tỷ đồng xuống 273,561 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do vay và nợ dài hạn giảm 32,677 tỷ đồng, đưa tỷ lệ của nợ dài hạn xuống còn 18,11% trong tổng nợ phải trả.
Tổng công ty cổ phần Dệt may Hoà Thọ được thành lập 1962, là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) và Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas).
Doanh nghiệp này sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu các loại sản phẩm may mặc, các loại sợi, nhập khẩu các nguyên liệu, thiết bị thiết yếu dùng để kéo sợi và sản xuất hàng may mặc... Trụ sở chính tại đường Ông Ích Khiêm, quận Cẩm Lệ, Tp.Đà Nẵng.
Tác giả: Nguyễn Duy Cường
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy