Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (mã: TNG) vừa công bố kết quả kinh doanh tháng 11 và lũy kế 11 tháng đầu năm 2021.
Theo đó, tính riêng tháng 11, doanh thu thuần của Công ty đạt 434 tỷ đồng, tăng 37% so với tháng 11 năm trước. Khấu trừ giá vốn, Công ty báo lãi gộp đạt gần 70 tỷ đồng, tăng 68%. Biên lãi gộp cũng cải thiên từ 13% lên 16%. Kết quả, TNG ghi nhận lợi nhuận sau thuế tháng 11 đạt 20,7 tỷ đồng, tăng mạnh so với khoản lãi 7,9 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.
Luỹ kế 11 tháng năm 2021, Công ty ghi nhận doanh thu và lợi nhuận sau thuế đạt gần 5.000 tỷ đồng và 214 tỷ đồng, tăng lần lượt 18% và 38% so với cùng kỳ năm 2020. Năm 2021, TNG đặt kế hoạch doanh thu 4.798 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 175 tỷ đồng. Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại Công ty đã vượt các chỉ tiêu kinh doanh cho cả năm nay.
Mỹ đã trở thành thị trường lớn nhất của TNG khi mang lại 40% doanh thu, tiếp theo là EU với 39%. TNG đã nhận được nhiều đơn hàng chuyển dịch từ các quốc gia và các tỉnh vùng dịch. Đặc biệt, nhu cầu mua hàng trở lại của các hãng thời trang sau thời gian giãn cách.
Trong nửa cuối năm, TNG liên tục đưa các dự án mới vào hoạt động như dây chuyền bông số 3, dự án sản xuất lều, dự án sản xuất găng tay… với tổng giá trị đầu tư 478 tỷ đồng. Việc Công ty liên tục mở rộng các nhà máy và tăng chuyền may là nhằm đáp ứng xu hướng đơn hàng xuất khẩu tăng mạnh.
Vừa qua, TNG cũng thông qua phương án phát hành trái phiếu ra công chúng nhằm tăng quy mô vốn hoạt động. Theo đó, doanh nghiệp này dự kiến sẽ phát hành 3 triệu trái phiếu với mệnh giá giá 100.000 đồng/trái phiếu. Như vậy, tổng giá trị trái phiếu là 300 tỷ đồng. Kỳ hạn 48 tháng kể từ ngày phát hành, lãi suất cố định 10%/năm
Toàn bộ số tiền thu được từ đợt chào bán trái phiếu sẽ được sử dụng cho mục đích tăng quy mô vốn hoạt động. Cụ thể, TNG sẽ sử dụng 100 tỷ đồng thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên và 200 tỷ đồng thanh toán tiền nguyên phụ liệu cho các đối tác. Thời gian giải ngân dự kiến trong quý I - quý II/2022.
Về ngành dệt may, theo đánh giá của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), năm 2021, ngành dệt may ước tính xuất khẩu đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020 và tăng 0,3% so với năm 2019. Đây là nỗ lực của toàn ngành trong bối cảnh tốc độ phục hồi của kinh tế thế giới có xu hướng chậm lại.
Năm 2022, dự báo tình hình dịch bệnh trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng sẽ vẫn diễn biến rất phức tạp, khó lường do có sự xuất hiện của biến chủng Omicron đe dọa đến sự phát triển ổn định của ngành.
Mặc dù vậy, ngành dệt may Việt Nam đang ghi nhận một số tín hiệu tích cực. Theo đó, các thị trường lớn như Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc, Hàn Quốc,... đã mở cửa trở lại. Cùng với đó là nguồn nhân công lao động dồi dào luôn sẵn sàng quay lại làm việc, nguồn cung ứng nguyên vật liệu cũng đã được lưu thông.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy