Một chi nhánh ngân hàng Deutsche Bank tại Frankfurt, Đức. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngân hàng Deutsche Bank của Đức mới đây đã cảnh báo các công ty châu Âu vay tiền từ các ngân hàng Mỹ rằng họ sẽ bỏ rơi đối tác khi gặp khó khăn.
Lời cảnh báo này được thành viên hội đồng quản trị Deutsche Bank Fabrizio Campelli đưa ra trong một cuộc phỏng vấn, và đây cũng được xem là "phát súng" mới nhất trong cuộc chiến với các ngân hàng Mỹ để giành lấy các khách hàng châu Âu trên sân nhà.
Ông Fabrizio Campelli nói rằng một số doanh nghiệp châu Âu đã nhận ra những rủi ro khi không hợp tác với các công ty có sự cam kết lâu dài với các khu vực nơi họ hoạt động.
Ông Campelli, là người giám sát bộ phận doanh nghiệp của Deutsche Bank và cũng là người hỗ trợ ngân hàng này trải qua các cuộc cải tổ, cho biết các ngân hàng Mỹ "có xu hướng cho vay linh hoạt tùy theo hoàn cảnh."
Có bằng chứng cho thấy các ngân hàng không phải của Đức ở quốc gia này ngừng cho vay, trong khi các ngân hàng Đức sẽ cho vay dài hạn hơn trong thời gian dịch bệnh vào năm 2020.
Số liệu từ Dealogic được Reuters tổng hợp cho thấy năm 2021, năm trong số các ngân hàng lớn nhất của Mỹ, gồm JPMorgan, Bank of America, Morgan Stanley, Goldman Sachs và Citigroup, đã "nắm giữ" 35% các khoản vay của các công ty Đức, tăng so với mức 18% của một thập niên trước.
Giám đốc điều hành Deutsche Bank Christian Stitch gần đây đã cảnh báo "nguy cơ" của việc châu Âu phụ thuộc vào các ngân hàng nước ngoài, tương tự như mối nguy về sự phụ thuộc của khu vực vào năng lượng bên ngoài.
Deutsche Bank từ lâu đã nhấn mạnh rằng châu Âu cần phải có các ngân hàng mạnh để cạnh tranh với các đối thủ của Mỹ và Trung Quốc, nhưng những cảnh báo mới nhất đã cho thấy mức độ cấp thiết hơn.
Ông Campelli kêu gọi cần có sự phối hợp giữa các chính trị gia và cơ quan quản lý để hỗ trợ các ngân hàng châu Âu.
Phản ứng trước lời cảnh báo trên, các ngân hàng Mỹ đã bác bỏ những lời chỉ trích. JPMorgan, hiện là một trong những ngân hàng lớn nhất ở Đức, cho biết họ đã cam kết. Stefan Behr, người đứng đầu hoạt động ở châu Âu của JPMorgan, nói với Reuters rằng ông không thấy bất kỳ sự cản trở nào đối với tăng trưởng ở Đức và lưu ý rằng "nhiều ngân hàng Đức làm việc với JP trong nhiều giao dịch và JP cũng là đối tác ngân hàng của họ."
Người đứng đầu Citigroup tại Đức Stefan Hafke nói với Reuters rằng cơ sở khách hàng của họ ở Đức được hình thành từ "các mối quan hệ bền vững và lâu dài."
Trong khi đó Goldman Sachs, ngân hàng có số lượng nhân viên ở Đức tăng lên trong những năm gần đây, từ chối bình luận. Morgan Stanley cũng hành động tương tự.
Người phát ngôn của Bank of America cho biết thị trường Đức cực kỳ quan trọng trong chiến lược của ngân hàng, do đó sẽ không có sự thoái lui./.
Tác giả: Minh Hằng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy