Số liệu này được Thanh tra Chính phủ công bố trong kết luận thanh tra trách nhiệm của ĐHQG TP.HCM trong việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm về bộ máy, quản lý tài chính và thực hiện các dự án giai đoạn 2013-2015.
6 trường lạm thu hơn 81 tỷ đồng
6 đơn vị thành viên của ĐHQG TP.HCM đã ban hành các văn bản quy định mức thu học phí đối với người học vượt mức được quy định tại Nghị định số 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ. Đồng thời các đơn vị cũng quy định một số khoản thu có tính chất phí, lệ phí ngoài danh mục quy định tại Nghị định 57/2002/NĐ-CP của Chính phủ.
Tổng số học phí, lệ phí thu cao hơn và ngoài danh mục quy định của 6 đơn vị thành viên là hơn 81 tỷ đồng.
Trong đó, Trường ĐH Kinh tế - Luật có mức thu vượt và ngoài quy định cao nhất là hơn 47 tỷ đồng, Trường ĐH Bách Khoa hơn 12 tỷ đồng, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên hơn 3 tỷ đồng, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn hơn 12 tỷ đồng, Trường ĐH Công nghệ Thông tin hơn 4 tỷ đồng và Trường ĐH Quốc tế là 652 triệu đồng.
Trong số này, tổng số thu phí, lệ phí ngoài danh mục quy định hơn 65 tỷ đồng. Tổng số thu học phí cao hơn danh mục quy định hơn 16 tỷ đồng.
Cũng trong thời gian này 6 đơn vị thành viên đã chi vượt giờ cho giảng viên là 146.573 giờ, tương đương số tiền vượt thanh toán là 16,2 tỷ đồng.
Riêng việc cho thuê mặt bằng để hoạt động kinh doanh không đúng mục đích sử dụng đất được giao của Trường ĐH Bách khoa là 43,1 tỷ đồng.
Điều đáng nói là dù lạm thu, nhưng mức chi học bổng cho sinh viên tại nhiều trường lại không đạt theo quy định. Cụ thể, Trường ĐH Quốc tế trích thiếu 5,7 tỷ đồng, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn trích thiếu hơn 1,1 tỷ đồng, Trường ĐH Công nghệ Thông tin trích thiếu 826 triệu đồng.
Thanh tra kiến nghị không thu hồi
Nhưng về biện pháp xử lý, Thanh tra Chính phủ cho rằng theo nguyên tắc số tiền trên phải được thu hồi về ngân sách Nhà nước hoặc trả lại cho người nộp. Tuy nhiên năm 2014, Thanh tra Chính phủ thanh tra trách nhiệm của Bộ GD-ĐT và một số đơn vị trực thuộc cũng phát hiện ra các khoản thu vượt, thu ngoài quy định của các đơn vị, nhưng đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ không thu hồi nộp ngân sách Nhà nước và đã được Thủ tướng đồng ý.
Do đó Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng xem xét không thu hồi nộp ngân sách Nhà nước số tiền thu vượt, thu ngoài quy định. Cho phép các đơn vị được quyết toán các khoản thu nêu trên nếu sử dụng cho các hoạt động chuyên môn và đầu tư cơ sở vật chất.
Về số tiền chi vượt giờ cho giảng viên do số lượng giảng viên của các trường còn ít, số lượng sinh viên nhiều nên để đảm bảo đủ giờ giảng cho sinh viên, bắt buộc trường phải tăng số giờ giảng theo quy định. Mặt khác số tiền trên đã được chi trả hết cho giảng viên nên Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thú tướng xem xét không thu hồi nộp ngân sách Nhà nước số tiền đã chi vượt giờ.
Tương tự, số tiền Trường ĐH Bách khoa thu được từ cho thuê đất đã được hạch toán vào nguồn thu dịch vụ của trường để chi cho các hoạt động chuyên môn, đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị…. nên kiến nghị không thu hồi nộp ngân sách Nhà nước, nhưng Trường ĐH Bách khoa phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hơn 162 triệu đồng…
Theo Vietnamnet
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy