Theo đó, DIC Corp (mã DIG) sẽ mua toàn bộ 22,54 triệu cổ phần của Công ty TNHH Du lịch DIC (DIC Hospitality) sở hữu tại CTCP Đầu tư Phát triển Phương Nam (DIC Phương Nam) với giá mua dự kiến là 10.000 đồng/cổ phiếu, tương đương 225,4 tỷ đồng và thực hiện thanh toán bằng chuyển khoản, bù trừ công nợ … và sẽ trả chậm đến năm 2023.
Được biết, tính tới 30/6/2022, DIC Corp đang sở hữu 78,3% vốn tại Công ty TNHH Du lịch DIC và ghi nhận là công ty con. Như vậy, đây là giao dịch Công ty mẹ mua tài sản của công ty con, dòng tiền chảy về công ty con.
Theo tìm hiểu, CTCP Đầu tư Phát triển Phương Nam được thành lập năm 2007, hoạt động chính là dịch vụ lưu trú ngắn ngày.
6 tháng đầu năm mới hoàn thành 9,6% kế hoạch lợi nhuận năm
Trong quý II/2022, DIC Corp ghi nhận doanh thu đạt 575,36 tỷ đồng, giảm 6,6% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 81,05 tỷ đồng, tăng 52,2% so với cùng kỳ năm trước.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 12,4% so với cùng kỳ, tương ứng tăng 26,68 tỷ đồng lên 242,04 tỷ đồng; doanh thu tài chính tăng 451,2%, tương ứng tăng thêm 21,07 tỷ đồng lên 25,74 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 562,6%, tương ứng tăng thêm 106,73 tỷ đồng lên 125,7 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 38,7%, tương ứng giảm 35,54 tỷ đồng về 56,38 tỷ đồng; lợi nhuận khác tăng 70,06 tỷ đồng lên 8,71 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 61,35 tỷ đồng) và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Xét về hoạt động kinh doanh cốt lõi (lợi nhuận gộp - chi phí tài chính - chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp), trong quý II, DIC Corp ghi nhận 59,96 tỷ đồng, giảm 42,6% so với cùng kỳ.
Hoạt động kinh doanh cốt lõi lao dốc, Công ty chỉ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế trong quý II nhờ vào doanh thu tài chính và lợi nhuận khác tăng đột biến.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, DIC Corp ghi nhận doanh thu đạt 1.094,3 tỷ đồng, giảm 2% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 142,64 tỷ đồng, tăng 48,1% so với cùng kỳ.
Trong năm 2022, DIC Corp đặt kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu 5.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.900 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 6 tháng đầu năm với lợi nhuận trước thuế đạt 183,15 tỷ đồng, Công ty chỉ mới hoàn thành được 9,6% kế hoạch lợi nhuận năm và cách rất xa kế hoạch lãi 1.900 tỷ đồng.
DIC Corp tiếp tục mô hình kinh doanh thâm hụt vốn kéo dài
Xét về dòng tiền, trong 6 tháng đầu năm, DIC Corp ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính âm 1.906,96 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 352,6 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư dương 2.026,4 tỷ đồng và dòng tiền tài chính dương 134,4 tỷ đồng.
Được biết, DIC Corp đã trải qua 3 năm dòng tiền kinh doanh âm liên tục. Trong đó, năm 2019, Công ty ghi nhận âm 245,41 tỷ đồng; năm 2020, Công ty ghi nhận âm 504,3 tỷ đồng; và năm 2021, Công ty ghi nhận âm 1.966,48 tỷ đồng.
Như vậy, kể từ năm 2019 tới nay, DIC Corp liên tục duy trì mô hình kinh doanh thâm hụt vốn, phải huy động dòng tiền bên ngoài để bù đắp mô hình thâm hụt vốn kéo dài.
Tính tới 30/6/2022, tổng tài sản của DIC Corp giảm 4,9% so với đầu năm về 16.029,2 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tồn kho đạt 5.370,4 tỷ đồng, chiếm 33,5% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn đạt 4.219,5 tỷ đồng, chiếm 26,3% tổng tài sản; các khoản phải thu dài hạn đạt 2.381,2 tỷ đồng, chiếm 14,9% tổng tài sản; tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 2.334,2 tỷ đồng, chiếm 14,6% tổng tài sản và các tài sản khác.
Trong kỳ, tài sản biến động tăng chủ yếu các khoản phải thu ngắn hạn tăng 22,9% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 785,5 tỷ đồng lên 4.219,5 tỷ đồng; tồn kho tăng 39,7% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 1.526,1 tỷ đồng lên 5.370,4 tỷ đồng…
Ngược lại, tài sản giảm chủ yếu các khoản phải thu dài hạn giảm 42,1% so với đầu năm, tương ứng giảm 1.729,1 tỷ đồng về 2.381,2 tỷ đồng; tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn giảm 37,6%, tương ứng giảm 1.404 tỷ đồng về 2.334,2 tỷ đồng…
Công ty có thuyết minh phải thu dài hạn khác giảm mạnh chủ yếu do không ghi nhận phải thu tại Công ty cổ phần Đầu tư Đức Hòa III - Reseo so với cùng kỳ ghi nhận 1.729,1 tỷ đồng.
Về nợ vay, tính tới cuối quý II, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn tăng 3,7% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 183,6 tỷ đồng lên 5.090,3 tỷ đồng và chiếm 31,8% tổng nguồn vốn.
Được biết, năm 2018, DIC Corp chỉ sử dụng tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn là 1.618,4 tỷ đồng, chiếm 23,7% tổng nguồn vốn. Tuy nhiên, tới 30/6/2022, tổng nợ vay đã là 5.090,3 tỷ đồng, tăng thêm 3.471,9 tỷ đồng.
Như vậy, với việc duy trì mô hình kinh doanh thâm hụt vốn kéo dài, DIC Corp đã liên tục phải tăng vay nợ thêm để bù đắp mô hình kinh doanh thâm hụt nói trên.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 11/8, cổ phiếu DIG giảm 2.100 đồng về 40.000 đồng/cổ phiếu.
Tác giả: Duy Bắc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy