Hàng loạt chính sách tài khoá hỗ trợ doanh nghiệp
Dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp đang đặt ra thách thức và áp lực rất lớn đối với khu vực doanh nghiệp (DN). Cùng với sự nỗ lực của cộng đồng DN, Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành và đặc biệt là Bộ Tài chính đã và đang khẩn trương ban hành nhiều cơ chế, chính sách để hỗ trợ người dân, DN vượt qua khó khăn, tiếp tục sản xuất kinh doanh, tái khởi động nền kinh tế đất nước.
Thống kê cho thấy, tổng số tiền thuế và thu ngân sách đã gia hạn, miễn, giảm và các hỗ trợ theo các chính sách đã ban hành trong năm 2020 là khoảng 129.000 tỷ đồng.
Tổng số tiền thuế và thu ngân sách đã gia hạn, miễn, giảm và các hỗ trợ theo các chính sách đã ban hành trong năm 2020 là khoảng 129.000 tỷ đồng. (Ảnh minh họa: KT)
Từ đầu năm 2021 đến nay, các chính sách này tiếp tục được Chính phủ và Bộ Tài chính thực hiện. Bộ Tài chính dự kiến các giải pháp này sẽ khoảng 135.000 tỷ đồng hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp. Riêng chính sách giảm, hoãn thuế 27.500 tỷ đồng, gói an sinh xã hội 26.000 tỷ đồng; gói viễn thông 10.000 tỷ đồng; gói vaccine 25.200 tỷ đồng; gói điện, nước, phí, chi phí chống dịch hàng chục nghìn tỷ đồng và gói giảm thuế khoảng 20.000 tỷ đồng.
Đáng chú ý, mới đây, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã xây dựng gói hỗ trợ từ giảm thuế và đang tiến hành lấy ý kiến đối với việc ban hành một số giải pháp về thu ngân sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19 để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Sự hỗ trợ của Nhà nước đã tạo ra một nguồn lực đáng kể để DN tăng cường sức đề kháng, vượt qua khó khăn.
Theo GS.TS. Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, trong bối cảnh ngân sách nhà nước rất hạn hẹp, Chính phủ vẫn dành ra nhiều khoản chi; nhiều chính sách sách miễn, giảm, giãn các khoản thuộc nghĩa vụ phải nộp của người dân, doanh nghiệp; hỗ trợ các hộ kinh doanh mất nguồn thu, hỗ trợ người dân mất việc, hỗ trợ doanh nghiệp trả lương cho người lao động, giảm tiền điện, nước, viễn thông,… là động thái rất đáng trân trọng và đáp ứng được những nhu cầu cấp bách.
Đặc biệt, việc thực hiện giảm, hoãn thuế là giải pháp có tính phổ biến rộng, bao trùm nhiều đối tượng doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có điều kiện phục hồi, tích lũy bù đắp lại chi phí cho phòng, chống dịch. Đồng thời, chính sách miễn, hoãn, giảm thuế, tiền thuê đất sẽ làm giảm thu ngân sách nhà nước, nhưng sẽ tránh tình trạng doanh nghiệp đóng cửa, giải thể, rút lui khỏi thị trường, gây ra suy thoái cả nền kinh tế và ảnh hưởng đến thu ngân sách lâu dài.
“Việc miễn, hoãn, giảm thuế, tiền thuê đất là biện pháp chấp nhận hụt thu trước mắt để nuôi dưỡng nguồn thu lâu dài dựa vào khả năng phục hồi của doanh nghiệp”, GS.TS. Hoàng Văn Cường nhận định.
Cùng quan điểm, TS. Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho rằng, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp bị tác động bởi dịch bệnh thời gian qua rất kịp thời và hiệu quả. Khảo sát của Hiệp hội cho thấy đến 70% doanh nghiệp đánh giá là hài lòng với những chính sách hỗ trợ của nhà nước.
Tuy nhiên, ông Tô Hoài Nam cũng thẳng thắn cho rằng, chính sách hỗ trợ của Nhà nước mới chỉ “góp phần” giúp DN vượt qua khó khăn chứ không thể đóng vai trò quyết định. Vấn đề chính vẫn là năng lực nội tại của doanh nghiệp và khả năng phục hồi của nền kinh tế. Xét về lâu dài, các chính sách hỗ trợ ngắn hạn khi khó khăn kết hợp với các chính sách dài hơi đã có sẵn sẽ bổ trợ cho nhau để mang đến nguồn lực tốt hơn cho DN.
DN cần thay đổi về tư duy kinh doanh, phương thức quản lý
PGS.TS. Lê Xuân Trường – Trưởng Khoa Thuế và Hải quan (Học viện Tài chính) cho biết, khi dịch bệnh xảy ra, cộng đồng DN đã có những động thái chuyển đổi rất nhanh nhạy để thích ứng với điều kiện mới. Ví dụ như, Vietnam Airlines đã tháo bớt ghế của các máy bay chở khách để chở hàng, một số DN dệt may quần áo chuyển sang may khẩu trang,… Đặc biệt, nhiều DN Việt Nam đã tiếp cận với tư duy kinh doanh hiện đại là “win-win”, tức là các DN tìm kiếm đối tác để cùng chia sẻ khó khăn cùng tồn tại.
“Trên phương diện tận dụng chính sách hỗ trợ từ Nhà nước, với sự hướng dẫn tận tình của cơ quan thuế, phần lớn DN thuộc đối tượng đã thực hiện đúng các thủ tục để được nhận hỗ trợ. Tuy nhiên, nhiều DN thuộc diện được hưởng hỗ trợ nhưng xét thấy tài chính không quá khó khăn thì lựa chọn thực hiện nghĩa vụ thuế đúng hạn. Đây là động thái đáng quý để chia sẻ khó khăn với Nhà nước khi NSNN còn nhiều gánh nặng”, PGS.TS Lê Xuân Trường cho hay.
Tuy nhiên, ông Trường cho rằng, tới đây, DN cần phải tiếp tục thay đổi về tư duy kinh doanh, phương thức quản lý DN để phù hợp với điều kiện mới, đảm bảo sự tồn tại trước mắt và sự phát triển trong tương lai.
GS.TS. Hoàng Văn Cường cũng cho rằng, thời gian tới, bên cạnh sự chia sẻ, nỗ lực hỗ trợ của nhà nước, bản thân các doanh nghiệp cũng cần chủ động nhìn thấy cơ hội trong khó khăn.
“Các doanh nghiệp cần chuyển đổi hướng đầu tư, quy trình công nghệ để “chen chân” được vào những chỗ “đứt gãy” của chuỗi cung ứng, tránh phụ thuộc; nâng cao năng lực của doanh nghiệp để có thể chủ động tham gia vào thị trường thế giới”, GS.TS. Hoàng Văn Cường nêu quan điểm./.
Tác giả: Diệp Diệp
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy