Tin liên quan
Ngày 05/9/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 1726/QĐ-TTg phê duyệt Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế (Đề án 1726).
Ngoài việc khẳng định những thành quả đạt được của dịch vụ ngân hàng đối với nền kinh tế trong thời gian qua, Đề án 1726 đã vạch ra 8 mục tiêu cụ thể và 6 nguyên tắc trong quá trình thực hiện để nâng tầm chất lượng dịch vụ ngành ngân hàng.
Dịch vụ ngân hàng cần hướng đến đại bộ phận dân cư nhất là dân cư vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và bộ phận DNVVN
Cụ thể, 8 chỉ tiêu cần đạt được đến năm 2020 bao gồm:
(1) 70% dân số trưởng thành có TK tại các ngân hàng;
(2) Có ít nhất 20 CN, PGD/100.000 dân số trưởng thành;
(3) Khoảng 30.000 máy ATM (40 máy/100.000 dân số trưởng thành);
(4) 300.000 POS (400 POS/100.000 dân số trưởng thành);
(5) Có khoảng 15% số CN &PGD của NHTM mở tại địa bàn nông thôn;
(6) Khoảng 35-40% người trưởng thành ở nông thôn có tiết kiệm TCTD;
(7)Khoảng 50-60% DNNVV đang hoạt động tiếp cận tín dụng;
(8) Tăng gấp 2 lần tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng
8 chỉ tiêu trên được ông Phạm Xuân Hòe - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng trình bày tại hội nghị trực tuyến triển khai trong toàn ngành về việc thực hiện Đề án 1726 được Ngân hàng Nhà nước tổ chức sáng nay (ngày 2/11).
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh nhận định: “Chiến lược phát triển khu vực dịch vụ của nền kinh tế nói chung, trong đó có chiến lược bộ phận phát triển dịch vụ ngân hàng (DVNH) và nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng đối với doanh nghiệp và người dân trong nền kinh tế là rất quan trọng trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng”.
“Trong đó, phát triển và nâng cao khả năng tiếp cận DVNH cho nền kinh tế là một trong Đề án bộ phận cốt lõi để thực hiện Chiến lược tổng thể về phát triển hệ thống ngân hàng đến năm 2025; Thay đổi căn bản diện mạo hoạt động của hệ thống ngân hàng, từ chỗ kinh doanh chủ yếu dựa vào tín dụng chuyển sang phát triển kinh doanh đa dạng về dịch vụ, tăng doanh thu từ dịch vụ, giảm bớt rủi ro từ tín dụng và nợ xấu” – ông Nguyễn Kim Anh cho biết.
Hiện nay, trên địa bàn cả nước có 9.787 chi nhánh (CN), phòng giao dịch (PGD) ngân hàng, 16.937 ATM, 222.831 điểm chấp nhận thẻ (POS), trên 60 tổ chức tín dụng áp dụng internet banking, 35 tổ chức tín dụng sử dụng mobile banking.
Bên cạnh đó, sản phẩm dịch vụ ngân hàng cũng phát triển đa dạng phong phú, có SPđã bắt kịp trình độ hiện đại của thế giới, mức độ sử dụng DVNH gia tăng mạnh.
Cụ thể, tài khoản cá nhân năm 2015 đã gần cán mốc 37 triệu tài khoản – gấp 15 lần so với thời điểm năm 2004, 20,67% người trưởng thành khu vực nông thôn có khoản vay ở tổ chức tài chính. Thanh toán qua internet gia tăng 30-50%/năm, hiện có khoảng 2 triệu KH sử dụng dịch vụ này, thanh toán qua điện thoại di động đạt khoảng 700 ngàn đồng/người/tháng, giảm Cash trong M2 từ 18% (2005) xuống khoảng 11% hiện nay.
Tuy nhiên, “dịch vụ ngân hàng vẫn tồn tại nhiều hạn chế, tỷ lệ thu phí dịch vụ phi tín dụng còn khiêm tốn; gánh nặng cung ứng vốn cho nền kinh tế vẫn dồn lên vai hệ thống ngân hàng cần phải được san sẻ từ thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm; mức độ tiếp cận dịch vụ của dân cư và doanh nghiệp chưa đồng đều theo khu vực địa lý cũng như quy mô kinh doanh” – ông Phạm Xuân Hòe nhận định.
Hội nghị do NHNN tổ chức sáng nay với sự tham dự của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đã tập trung thảo luận: nội dung về phát triển DVNH, nhất là sản phẩm DVNH phi tín dụng, gắn liền với đó là các cơ chế về bảo mật thông tin, đảm bảo an toàn trong cung cấp dịch vụ của các ngân hàng thương mại; Phát triển kênh cung ứng sản phẩm; cải tiến chính sách, quy trình, đơn giản hóa thủ tục, thiết kế sản phẩm đơn giản dễ tiếp cận đối với người dân và doanh nghiệp…
Đề án 1726 khẳng định rõ 6 nguyên tắc trong quá trình triển khai thực hiện. Đề án đã đề ra 7 nhóm giải pháp rất đồng bộ, toàn diện và cụ thể nhằm tạo lập môi trường kinh doanh phát triển dịch vụ ngân hàng đa dạng, đơn giản dễ tiếp cận và an toàn đối với người dân, doanh nghiệp.
Kết luận chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh yêu cầu các đơn vị tại Hội sở chính của NHNN, các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố, các TCTD tập trung xây dựng phương án, kế hoạch cụ thể, có lộ trình thực hiện cụ thể theo nhiệm vụ được phân công và định kỳ có báo cáo phản ánh về NHNN qua Viện chiến lược ngân hàng để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Hiểu Minh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy