UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch giám sát tài chính năm 2022 đối với các doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do UBND thành phố lập hoặc được giao quản lý.
Theo kế hoạch, việc giám sát nhằm đánh giá việc tuân thủ quy định về phạm vi, quy trình, thủ tục, thẩm quyền và hiệu quả đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, sẽ đánh giá đầy đủ, kịp thời tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp để có biện pháp khắc phục tồn tại, hoàn thành mục tiêu, kế hoạch kinh doanh, nhiệm vụ công ích, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và khả năng cạnh tranh.
Việc giám sát tài chính cũng sẽ giúp nhà nước, cơ quan đại diện chủ sở hữu kịp thời phát hiện các yếu kém trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cảnh báo và đề ra các biện pháp chấn chỉnh.
Theo kế hoạch, đây là biện pháp thực hiện công khai, minh bạch tình hình tài chính của doanh nghiệp; nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc chấp hành các quy định của pháp luật trong quản lý và sử dụng vốn, tài sản nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
UBND Tp. Hà Nội yêu cầu công tác giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp phải thực hiện theo đúng các nội dung quy định của Chính phủ, Bộ Tài Chính, UBND Tp. Hà Nội và các quy định pháp luật hiện hành đảm bảo chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời.
Cơ quan chức năng Tp. Hà Nội sẽ giám sát tài chính tại 22 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do UBND thành phố thành lập hoặc được giao quản lý.
Cơ quan thực hiện giám sát tài chính gồm Sở Tài chính, Sở KH&ĐT, Sở LĐ-TB&XH, Sở NN&PTNT, Cục Thuế thành phố và các sở, ngành chức năng liên quan. Cơ quan tổng hợp kết quả là sở Tài chính.
Đối tượng giám sát tài chính là các doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do UBND thành phố thành lập hoặc được giao quản lý.
Về phạm vi áp dụng là tình hình tài chính doanh nghiệp năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022.
Theo yêu cầu từ thành phố Hà Nội, cơ quan chức năng sẽ giám sát tài chính tại 22 đơn vị, trong đó 8 Cty mẹ gồm: Tổng Cty Vận tải Hà Nội, Tổng Cty Du lịch Hà Nội; Cty TNHH MTV nước sạch Hà Nội; Cty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội; Cty TNHH MTV Đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội; Tổng Cty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC; Tổng Cty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội; Cty TNHH MTV chiếu sáng và thiết bị đô thị.
Trong danh sách giám sát cũng nêu 14 đơn vị là Cty TNHH một thành viên độc lập, gồm: Cty TNHH Xổ số kiến thiết Thủ đô; Cty TNHH MTV Nhà xuất bản Hà Nội; Cty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội; Cty TNHH MTV Đầu tư phát triển thuỷ lợi Hà Nội; Cty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội; Cty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông; Cty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội; Cty TNHH MTV Công viên Thống Nhất; Cty TNHH MTV Vườn thú Hà Nội; Cty TNHH MTV Đầu tư phát triển thuỷ lợi sông Đáy; Cty TNHH MTV Đầu tư phát triển thuỷ lợi sông Nhuệ; Cty TNHH MTV Thuỷ lợi sông Tích; Cty TNHH MTT Xuất nhập khẩu, Du lịch và đầu tư Hồ Gươm; Cty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội.
Tác giả: Lê Mạnh Quốc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy