Công ty Cổ phần tập đoàn Công Thanh là một “ông lớn” được tỉnh Thanh Hóa "ưu ái" cho thực hiện hàng loạt các dự án khủng mang tầm vĩ mô. Tỉnh Thanh mong muốn tập đoàn này sẽ mang lại những lợi ích to lớn về tăng trưởng kinh tế - xã hội, trở thành một trong những nhà đầu tư “vàng” của địa phương. Tuy nhiên, trái với mong đợi đó, doanh nghiệp đã khiến các nhà chức trách phải "sốt ruột".
Theo đó, tổng số vốn đầu tư đăng ký vào 10 dự án tại Thanh Hóa của tập đoàn khoảng hơn 36.500 tỷ đồng. Riêng tại khu kinh tế Nghi Sơn, có tới 9 dự án nhưng đến nay mới chỉ có duy nhất một dự án Nhà máy Xi măng Công Thanh được xây dựng hoàn chỉnh và hoạt động từ năm 2016. Các dự án còn lại đều đang trong tình trạng ôm đất cầm chừng trong nhiều năm.
Trong số 10 dự án tại Thanh Hóa, chỉ duy nhất Nhà máy xi măng Công Thanh hoàn tất và đi vào hoạt động
Có thể kể tên những dự án đang bế tắc của Tập đoàn Công Thanh tại Thanh Hóa như sau: Dự án Nhà máy Nhiệt điện Công Thanh với tổng vốn đầu tư 21.480 tỷ đồng trên diện tích đất 70ha. Mặc dù đã khởi công xây dựng từ tháng 3/2011, nhưng đến nay vẫn chưa hoàn tất.
Đây là nhà máy thuộc loại công trình nguồn cấp 1, có tổng công suất 600 MW. Công trình có tổng vốn đầu tư trên 13 nghìn tỉ đồng. Tổng thầu cung cấp công nghệ cho dự án này là Tập đoàn năng lượng General Electric (G.E), Mỹ.
Khi đưa vào khai thác, nhà máy sẽ cung cấp 3,9 tỉ kWh điện mỗi năm, chủ yếu cho khu kinh tế bắc Trung Bộ, đặc biệt là các dự án lọc hóa dầu, xi măng, công nghiệp ở khu kinh tế Nghi Sơn. Dự án được đầu tư theo 2 giai đoạn, mặc dù dự tính đến năm 2014 sẽ hoàn thành toàn bộ nhà máy nhưng đến nay nhà máy vẫn chưa hoạt động được.
Riêng Dự án Khách sạn 5 sao văn phòng làm việc văn phòng cho thuê và dịch vụ thương mại tại phường Đông Hương, TP Thanh Hóa được chấp thuận đầu tư từ năm 2008. Trong các cuộc họp, Cử tri TP Thanh Hóa đã nhiều lần đề nghị tỉnh Thanh Hóa thu hồi đất của dự án này vì chây ì, gây lãng phí tài nguyên đất đai.
Tuy nhiên, doanh nghiệp liên tục xin gia hạn, kéo dài thời gian, mới đây nhất, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đồng ý gia hạn tiến độ đầu tư cho dự án này, yêu cầu phải khởi công trong quý IV năm 2018 và hoàn thành trước tháng 10/2020.
Các dự án khác cũng trong tình trạng tương tự như: Dự án du lịch biển Golden Coast Resort tại xã Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia được chấp thuận đầu tư từ năm 2008, với diện tích 15,36 ha; Cảng chuyên dụng Công Thanh, vốn đầu tư 2.212,86 tỷ đồng với diện tích 22,5ha; Tuyến băng tải từ nhà máy XMCT ra cảng Công Thanh (18km); đầu tư bến cảng tổng hợp số 6 (6,47ha); dự án Trạm nghiền xi măng Công Thanh; dự án xây dựng Khu cư xá cho công nhân của Công ty CP Xi măng Công Thanh; dự án xây dựng sân golf kết hợp khu du lịch sinh thái do Công ty CP Xi măng Công Thanh.
Trước tình trạng trì trệ của Tập đoàn Công Thanh, trong cuộc họp giao ban Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa ngày 18/9, ông Nguyễn Đình Xứng, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng đánh giá, Công ty CP Tập đoàn Công Thanh là doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn và sớm có mặt ở Thanh Hóa, đến nay đã có một số dự án của công ty góp phần tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm qua.
Tuy nhiên, tập đoàn cũng có 10 dự án đang triển khai cùng lúc tại Thanh Hóa, tiến độ chưa đảm bảo quy định đề ra. Trong đó có một số dự án đã có dấu hiệu vi phạm về thủ tục hành chính, đất đai... nguyên nhân cũng bắt nguồn từ khâu giải phóng mặt bằng, chậm trễ trong triển khai về thủ tục đầu tư. Việc này không chỉ xuất phát từ doanh nghiệp mà còn phải xem xét lại trách nhiệm của các đơn vị chức năng liên quan.
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cũng giao Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Anh Tuấn thành lập đoàn công tác gồm lãnh đạo các sở, ngành liên quan trực tiếp rà soát, xem xét lại từng dự án của Công ty CP Tập đoàn Công Thanh. Từ đó, tìm cách tháo gỡ khó khăn và cùng doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án theo đúng tiến độ đề ra. Nếu có dự án nào vi phạm thủ tục hoặc chậm tiến độ đề ra theo quy định của pháp luật thì phải kiên quyết thu hồi.
Lương Diễn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy