Bên lề Hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) ở Kazakhstan, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin. Hai bên trao đổi về các vấn đề trong đó có cuộc chiến ở Gaza, cách thức chấm dứt xung đột ở Syria cũng như tình hình chiến sự ở Ukraine.
Thổ Nhĩ Kỳ từng đóng vai trò trung gian đàm phán ở giai đoạn đầu của cuộc xung đột Nga - Ukraine. Ảnh: AP
Nhà lãnh Thổ Nhĩ Kỳ đã đề xuất với Tổng thống Nga Putin rằng Ankara có thể giúp chấm dứt xung đột Nga-Ukraine.
Mặc dù vậy, Điện Kremlin cho rằng, ông Erdogan không thể đóng vai trò trung gian hòa giải trong cuộc xung đột đã kéo dài 28 tháng này.
“Không, điều đó là không thể”, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết khi được kênh truyền hình Nga hỏi liệu Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ có thể trở thành trung gian đàm phán giữa Nga và Ukraine hay không. Tuy nhiên, ông Peskov không nêu rõ lý do Nga phản đối vai trò trung gian của ông Erdogan.
Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên của NATO, liên minh quân sự phương Tây do Mỹ đứng đầu. Không giống như các thành viên khác của NATO đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan cố gắng duy trì mối quan hệ tốt đẹp với cả Nga và Ukraine trong suốt cuộc xung đột.
Thổ Nhĩ Kỳ từng đóng vai trò trung gian đàm phán ở giai đoạn đầu của cuộc xung đột Nga - Ukraine. Ankara cũng đóng vai trò trung gian cùng với Liên Hợp Quốc giúp Kiev và Moscow đạt được thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen.
Tuần trước, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, Kiev không loại trừ đàm phán hòa bình trong tương lai với Nga, nhưng các cuộc đối thoại chỉ có thể được tổ chức thông qua các bên trung gian. Ông chỉ ra thỏa thuận do Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hợp Quốc làm trung gian 2 năm trước đã giúp thiết lập hành lang xuất khẩu nông sản từ các cảng của Ukraine.
Theo ông Zelensky, Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hợp Quốc đã ký các thỏa thuận riêng với Nga và Ukraine. Mô hình đó đã thành công và hành lang ngũ cốc khi đó đã tồn tại “đủ lâu”.
Ông đề xuất các nước khác có thể được mời làm trung gian hòa giải. Sẽ không chỉ có châu Âu và Mỹ mà các quốc gia từ châu Á, châu Phi và Nam Mỹ cũng có thể tham gia và giúp chuẩn bị các tài liệu sau đó được chuyển cho Nga và Ukraine. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng thỏa thuận cuối cùng phải “phù hợp” với Ukraine và dựa trên các điều khoản của Kiev.
Tác giả: Hoàng Phạm
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy