Dòng sự kiện:
Điều gì “hàn gắn” mối quan hệ Mỹ - Cuba sau hơn nửa thế kỷ “rạn nứt”?
18/12/2014 16:58:34
ANTT.VN – Vết rạn nứt trong mối quan hệ Mỹ và Cuba suốt hơn nửa thập kỉ qua giờ chỉ còn là chuyện của quá khứ. Đây là “cái kết có hậu” của cuộc đối thoại mật trong 18 tháng, mang ý nghĩa lịch sử lớn lao đối với cả 2 quốc gia này. Đâu là điều bí mật đã tạo nên “kì tích” trong cuộc đối thoại ấy?

Tin liên quan

Sáng 18/12/2014, Mỹ và Cuba cùng chính thức tuyên bố bắt đầu bình thường hoá quan hệ. Động thái được xem là một bước ngoặt lịch sử đáng nhớ trong mối quan hệ giữa 2 bên và nhận được sự tán đồng từ nhiều người dân Mỹ, lãnh đạo cấp cao các nước và Liên Hiệp Quốc.

Lần đầu tiên kể từ năm 1961 (sau 53 năm), các lệnh cấm vận tài chính nhằm vào Cuba sẽ được thay đổi trong vài tuần tới, cá nhân và công ty Mỹ có thể nộp giấy phép xin kinh doanh cùng với người Cuba và tham gia vào các hội thảo liên quan đến Cuba ở ngoài lãnh thổ nước này, Bộ Ngân khố Mỹ cho biết ngay sau lời tuyên bố của ông Obama.

Sáng 18/12/2014, Mỹ và Cuba cùng chính thức tuyên bố bắt đầu bình thường hoá quan hệ. 

Theo đài BBC, Mỹ đang xem xét việc mở đại sứ quán tại Havana, thủ đô Cuba trong vài tháng tới theo quyết định của Thủ tướng Obama.

CNN dẫn lời quan một chức cấp cao phía Mỹ cho biết, “Tổng thống Obama hiểu rằng đây là thời điểm thích hợp để mở một hướng đi mới cho mối quan hệ với Cuba, bởi Cuba đã có sự thay đổi và bởi đóng băng quan hệ với nước này cũng gây trở ngại cho chính sách khu vực của Mỹ”.

Trước đây, quan chức cấp cao và các nhà quan sát chính trị Cuba có nói rằng đã có nhiều cải cách mới diễn ra ở nước này và cách nhìn của chính quyền đảo quốc Cuba về Mỹ cũng có nhiều sự thay đổi. Điều này mở ra cơ hội cải thiện quan hệ Mỹ - Cuba khi Washington cùng Havana trong vài tháng gần đây đã tăng cường liên lạc chính thức trong nhiều lĩnh vực. 

Alan Gross - điểm nhức nhối lớn trong quan hệ song phương

Thời gian qua, Chính quyền Obama đã nỗ lực trong nhiều năm đòi Cuba thả Alan Gross, một công dân người Mỹ. Vào đầu năm 2013, nhà lãnh đạo Mỹ cho phép các cuộc đàm phán bí mật ở Canada và Vatican. Yếu tố then chốt của đàm phán là sức khỏe ngày càng suy yếu của Alan Gross.

Việc Alan Gross tiếp tục bị giam giữ là điểm nhức nhối lớn trong quan hệ song phương, và nếu ông này chết trong một nhà tù Cuba thì điều này chắc chắn sẽ là trở ngại lớn nhất.

Ngày 17/12, Chính phủ Cuba thông báo đã quyết định trả tự do cho  Alan Gross vì lý do nhân đạo sau khi đã hoàn thành 5 năm trong bản án tù giam 15 năm mà tòa án Cuba đã tuyên phạt nhân vật này với tội danh xâm phạm độc lập, chủ quyền lãnh thổ và hoạt động gián điệp tại Cuba.

Alan Gross đã được Cuba trả tự do về Mỹ.

Sự kiện ông Gross được trả tự do là một phần trong thỏa thuận mà chính phủ hai nước đã đạt được, mở đường cho việc xem xét một cách sâu sắc chính sách của Washington đối với La Habana. Ngoài ra, chính phủ Cuba cũng đã trả tự do cho một điệp viên Mỹ bị phía Cuba giam giữ từ cách đây 20 năm.

Đổi lại, chính phủ Mỹ cũng đã quyết định trả tự do cho ba chiến sỹ tình báo nước này trong nhóm năm người bị phía Mỹ kết án tù giam từ năm 2001.

Cuộc khủng hoảng kinh tế Venezuela do tác động từ việc giá dầu “chạm đáy”

Một số nhà phân tích cũng cho rằng, quyết định của Cuba còn xuất phát từ tình trạng khủng hoảng kinh tế mà đồng minh của nước này, Venezuela, đang phải đối mặt. Venezuela đã hỗ trợ cho Cuba về kinh tế trong nhiều năm, nhưng tình trạng giá dầu tụt giảm đã tác động mạnh đến nước này và có thể làm dấy lên lo ngại ở Havana rằng, đồng minh của họ sẽ không thể hào phóng nữa.

Tổng thống Nicolas Maduro của Venezuela  (bên trái) và Chủ tịch Raul Castro của Cuba.

Trong bối cảnh giá dầu thô giảm liên tục, trang Business Insider cho biết kết cục của “sự sụp đổ” đang chờ Venezuela, vì nước này phụ thuộc quá nhiều vào dầu mỏ. Có tới 95% sản phẩm xuất khẩu của Venezuela là dầu mỏ, trong khi mức lạm phát trong nước là 60%.

Dù từng tuyên bố sẽ cầm cự, Tổng thống Nicolas Maduro của Venezuela vẫn được cho sẽ phải tính đến chuyện tăng giá dầu, cắt luôn viện trợ dầu mỏ cho Cuba và một số khu vực.

Sự sống còn của Venezuela ảnh hưởng rất lớn đến Cuba, vì giao dịch với Venezuela chiếm tới 20% GDP của Cuba. Mỗi ngày Cuba vẫn phải nhập 80.000 thùng dầu từ quốc gia anh em này, theo The Guardian.

Như vậy, việc bình thường hoá quan hệ với Mỹ là một cách để Cuba tìm kiếm phương án mới cho lĩnh vực năng lượng cũng như cải thiện kinh tế.

Mặt khác, trên thực tế từ những năm 2008, 2009, Cuba đã được đánh giá sẽ là “cường quốc dầu mỏ” trong tương lai. Cuba đã phát hiện trữ lượng dầu mỏ rất lớn của họ trong khu vực đặc quyền kinh tế tại Vịnh Mexico.

Rất có thể động thái thân thiện của Mỹ lần này cũng không bỏ qua những điều khoản sâu hơn về chuyện khai thác dầu ở Vịnh Mexico.

Giáo hoàng Francis - Người đứng sau thỏa thuận lịch sử Mỹ - Cuba

Ngoài ra, một dấu ấn quan trọng khác trong tiến trình đàm phán bình thường hoá quan hệ Mỹ - Cuba là việc Giáo hoàng Francis, một nhà trung gian đầy quyền lực đã tham gia vào tiến trình này. Là người Mỹ Latinh đầu tiên nắm cương vị cao nhất tại Tòa thánh Vatican, Giáo hoàng đã đề cập tới khả năng tái lập quan hệ Mỹ - Cuba với Tổng thống Obama khi ông tới thăm Tòa thánh hồi tháng 3. Đến mùa hè, Giáo hoàng đã gửi thư cho cả ông Obama và Chủ tịch Raul Castro, hối thúc hai bên chấm dứt tình trạng đóng băng quan hệ kéo dài nhiều thập kỉ.

CBS News dẫn lời quan chức Mỹ khẳng định Giáo hoàng Francis là một trong những nhân vật then chốt có vai trò lớn lao trong việc hàn gắn quan hệ giữa Cuba và Mỹ sau hơn nửa thế kỷ căng thẳng kéo dài.

Giáo hoàng Francis.

Tổng thống Obama rất thẳng thắn khi thông báo sẽ bình thường hóa quan hệ với Cuba. Ông khẳng định, nhiều thập niên cô lập không giúp Mỹ đạt được mục tiêu của mình về Cuba, đồng thời thừa nhận, chính sách của Washington về Cuba những năm qua chỉ có "rất ít ảnh hưởng".

Trong khi đó, dân chúng Cuba chịu ảnh hưởng rất lớn từ cấm vận của Mỹ, và dù việc dỡ bỏ cấm vận chưa có trong danh sách hiện tại, Tổng thống Obama đã công bố một loạt biện pháp mà rồi sẽ tạo ra khác biệt cho đời sống của người dân quốc đảo này.

Còn Chủ tịch Raul Castro thì tỏ ra dè dặt. Ông nhấn mạnh sẽ vẫn có "những khác biệt sâu sắc" giữa hai nước. Nội dung phát biểu của nhà lãnh đạo Cuba cũng rất thận trọng, không hề có một dấu hiệu hoan hỉ nào như nhiều người có thể trông đợi vào ngày hai bên thông báo bình thường hóa quan hệ.

Diệu Ly (tổng hợp)
Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến