Công ty cổ phần Đồng Tâm là một trong những “thế lực” lớn của ngành vật liệu xây dựng. Đồng Tâm nổi tiếng vì đã từng tài trợ cho Câu lạc bộ bóng đá Đồng Tâm Long An. Vì vậy, ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch tịch Hội đồng quản trị Đồng Tâm gắn liền với tên gọi bầu Thắng.
Lỗ nặng vì doanh thu rơi tự do
Công ty cổ phần Đồng Tâm do ông Võ Quốc Thắng nắm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị lỗ nặng trong quý I/2020.
Đồng Tâm rót nhiều tiền cho bóng đá và bầu Thắng thậm chí còn đặt chân vào Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlong Bank) nên dư luận luôn tin rằng Đồng Tâm là một doanh nghiệp ăn nên làm ra. Tuy nhiên, báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2021 của Đồng Tâm không cho thấy điều đó. Trong kỳ, Đồng Tâm và các công ty con rơi vào tình cảnh thua lỗ và âm nặng dòng tiền.
Cụ thể, báo cáo tài chính Công ty cổ phần Đồng Tâm và các công ty con quý I/2021 cho thấy trong kỳ, hệ thống Đồng Tâm ghi nhận doanh thu lao dốc, giảm 1.708 tỷ đồng, tương đương 84,6% so với cùng kỳ năm 2020.
Doanh thu “rơi tự do” nên Đồng Tâm mạnh tay cắt giảm tất cả các chi phí. Chi phí tài chính giảm từ 151 tỷ đồng xuống 53 tỷ đồng. Chi phí bán hàng giảm từ 228 tỷ đồng xuống 49 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp chỉ duy trì ở mức 51 tỷ đồng dù cùng kỳ năm ngoái lên đến 183 tỷ đồng.
Kết quả là hoạt động kinh doanh khiến Đồng Tâm thua lỗ 104 tỷ đồng. Trong quý I/2020, công ty lãi tới 158 tỷ đồng.
Hoạt động khác đã bù đắp được phần nào cho Đồng Tâm nhưng lợi nhuận sau thuế của công ty của bầu Thắng vẫn là âm 98 tỷ đồng.
Áp lực nợ nần
Lỗ thảm không phải áp lực duy nhất của Đồng Tâm tại thời điểm này. Cùng với lỗ thảm, nợ nần thực sự khiến bức tranh tài chính của Đồng Tâm u ám.
Tại thời điểm cuối quý I/2021, trong khi doanh thu lao dốc, tổng nợ phải trả tại Đồng Tâm lên đến 5.137 tỷ đồng, tăng đáng kể so với con số 4.963 tỷ đồng hồi cuối năm 2020. Nợ phải trả cao gấp 3,5 vốn chủ sở hữu.
Trong nợ phải trả, vay và nợ thuê tài chính (các khoản nợ phải trả lãi) đạt 2.262 tỷ đồng, lớn hơn vốn chủ sở hữu. Điều đáng nói, dù nợ vay tăng nhẹ nhưng chi phí lãi vay tại Đồng Tâm lại giảm rất sâu.
Cụ thể, trong quý I/2021, chi phí lãi vay của Đồng Tâm chỉ là 43 tỷ đồng, giảm 120 tỷ đồng, tương đương 73,6% so với quý I/2020. Điều đó có nghĩa, trong kỳ Đồng Tâm đã được các ngân hàng giãn nợ. Để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua đại dịch COVID-19, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay và giãn nợ. Vì vậy, trên thực tế, Đồng Tâm có thể chưa trả hoàn toàn chi phí lãi vay trong kỳ. Đây sẽ là áp lực tài chính cho các kỳ tiếp theo của Đồng Tâm.
Âm nặng dòng tiền
Đồng Tâm thua lỗ có thể do bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Đại dịch không chỉ khiến Đồng Tâm thua lỗ mà còn đẩy công ty của bầu Thắng đã lâm vào tình cảnh âm nặng dòng tiền.
Tại thời điểm cuối năm 2020, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh tại Đồng Tâm là âm 379 tỷ đồng. Con số này cuối quý I/2021 là âm 132 tỷ đồng. Các khoản phải thu là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng âm nặng này.
Ngoài ra, tình trạng thua lỗ gần 100 tỷ đồng cũng đóng góp nhiều khiến dòng tiền bị âm.
Không chỉ có vậy, hoạt động đầu tư cũng khiến Đồng Tiên bị âm dòng tiền. Tại thời điểm cuối quý I, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư là âm 45 tỷ đồng dù cuối năm 2020 đạt dương 126 tỷ đồng.
Tác giả: Khánh An
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy