Năm 2021, các chiến dịch tiêm chủng vắc-xin Covid-19 đã giúp các đối tác thương mại chính của Việt Nam mở cửa trở lại nền kinh tế. Cùng với đó là cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do được ký kết, điều này đã hỗ trợ cho các đơn hàng xuất khẩu của Việt Nam, dẫn dắt tăng trưởng lưu lượng hàng hóa thông qua cảng biển.
Bên cạnh đó, ngành cảng biển cũng ghi nhận tình trạng tắc nghẽn và gián đoạn nguồn cung tàu càng trở nên nghiêm trọng, đẩy giá cước vận chuyển lên mức cao kỷ lục. Cùng với đó, ngành hàng không gặp khó khăn cũng gián tiếp giúp thúc đẩy hoạt động của ngành.
Kết thúc năm tài chính 2021, doanh nghiệp cảng biển đồng loạt báo lãi đậm nhờ hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra sôi động.
Báo cáo sơ kết kết quả kinh doanh hợp nhất cả năm 2021, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) ước đạt doanh thu ở mức 19.604 tỷ đồng, tăng 124% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận ước đạt 3.750 tỷ đồng, hoàn thành 554% kế hoạch năm.
Lĩnh vực khai thác cảng biển vẫn tiếp tục là hoạt động mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất của VIMC khi chiếm 78% tổng lợi nhuận hợp nhất (đạt 2.234 tỷ đồng).
VIMC từng có nhiều năm thua lỗ, thậm chí đứng trên bờ vực phá sản do thị trường hàng hải thế giới suy thoái kéo dài, Tổng Công ty này tiếp nhận nhiều doanh nghiệp vận tải biển thua lỗ từ Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Sau khi tái cơ cấu, 4 năm qua, doanh nghiệp đã bước đầu cân bằng và có lãi, khối cảng biển sau khi cổ phần hóa đã mang lại lợi nhuận đáng kể, bù đắp cho hoạt động vận tải biển.
Hiện VIMC đang quản lý hầu hết cảng biển lớn trên cả nước như Cảng Quy Nhơn, Cảng Cam Ranh, Cảng Hải Phòng, Cảng Đà Nẵng,... Các doanh nghiệp cảng biển này đều ghi nhận kết quả tăng trưởng tích cực trong năm vừa qua.
Dù chưa công bố báo cáo tài chính cụ thể, nhưng ban lãnh đạo VIMC cho biết, đóng góp vào lợi nhuận của cả Tổng Công ty, lợi nhuận năm 2021 Cảng Sài Gòn đạt 852 tỷ đồng (vượt hơn 214% so với kế hoạch 2021), Cảng Hải Phòng đạt hơn 732 tỷ đồng (vượt 9% so với kế hoạch).
Về phía Cảng Quy Nhơn, doanh nghiệp nàycông bố báo cáo tài chính quý IV và năm 2021 với kết quả kinh doanh rất tích cực. Theo đó, riêng quý IV, công ty ghi nhận 338 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 63% so với quý cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt gần 71 tỷ đồng, gấp 2,3 lần quý IV/2020.
Giải trình về kết quả tăng vọt, ban lãnh đạo Cảng Quy Nhơn cho biết, trong quý IV công ty khai thác siêu trường siêu trọng dẫn đến doanh thu khai thác cảng tăng 75%.
Luỹ kế cả năm 2021, doanh thu thuần Cảng Quy Nhơn đạt 1.310 tỷ đồng, tăng 58% so với năm 2020; đạt 392 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, gấp 2,7 lần so với năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế ở mức 310 tỷ đồng.
Năm 2021, Cảng Quy Nhơn đặt mục tiêu doanh thu hơn 886 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 160 tỷ đồng với tỉ lệ tăng lần lượt là 4% và 9% so với thực hiện 2020.
Mục tiêu tăng trưởng trên được đề ra trong bối cảnh sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển này liên tục tăng kể từ khi Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam tiếp nhận lại vào năm 2019 đến nay. Với kết quả trên, Cảng Quy Nhơn đã vượt 48% kế hoạch doanh thu và gấp 2,45 kế hoạch lợi nhuận của cả năm.
Tại ngày 31/12/2021, Công ty đạt 1.063 tỷ đồng tổng tài sản, tăng 42% so với thời điểm đầu năm. Nợ phải trả là 223 tỷ đồng, gấp gần 2 lần so với đầu năm, chủ yếu là khoản nợ ngắn hạn.
Tương tự, Cảng Cam Ranh (HNX: CCR) công bố báo cáo tài chính quý IV/2021 với doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng nhẹ so với cùng kỳ. Cụ thể, doanh thu trong quý đạt 31,7 tỷ đồng, tăng 1 tỷ đồng so với quý IV/2020. Trừ chi phí vốn, Cảng Cam Ranh lãi sau thuế 5,8 tỷ đồng, tăng 5,5% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên nhờ kết quả kinh doanh khả quan những quỹ đầu năm, dẫn đến lũy kế cả năm 2021 doanh thu tăng gần 41% so với năm 2020, lên gần 195 tỷ đồng. Trừ chi phí vốn vá các chi phí phát sinh, lợi nhuận trước thuế đạt 53 tỷ đồng, vượt 68% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm. Lợi nhuận sau thuế cả năm đạt hơn 42 tỷ đồng, tăng trưởng 77% so với năm trước đó.
Cuối kỳ, tổng tài sản tăng của Công ty tăng không đáng kể, ở mức 325,8 tỷ đồng (tăng thêm 3 tỷ đồng so với hồi đầu năm); nợ phải trả giảm một nửa so với hồi đầu năm, ở mức 24,5 tỷ đồng.
Cảng Đình Vũ (HoSE: DVP) ghi nhận doanh thu thuần quý IV/2021 đạt 153,4 tỷ đồng, tăng 10% so với quý 4/2020; lợi nhuận sau thuế trong quý đạt 58,6 tỷ đồng, tăng 26,5% so với lợi nhuận đạt được quý 4/2020.
Lũy kế cả năm 2021 doanh thu đạt 608,6 tỷ đồng, tăng 17,4% so với năm 2020, trong khi đó tỉ lệ tăng chi phí vốn là 7,6% dẫn đến lợi nhuận gộp còn 319,4 tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp đạt 52,5%.
Lợi nhuận sau thuế cả năm tăng 16,6% so với năm trước đó, đạt trên 277 tỷ đồng. Năm 2021 Cảng Đình Vũ đặt mục tiêu đạt 634 tỷ đồng tổng doanh thu. Kế hoạch lãi trước thuế 305 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc năm 2021 Cảng Đình Vũ đã hoàn thành 96% kế hoạch về doanh thu và vượt 11,2% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm.
Cảng Đà Nẵng (HNX: CDN) có doanh thu quý IV/2021 là 261 tỷ đồng, tăng 9,3% so với cùng kỳ; Lợi nhuận sau thuế đạt gần 57 tỷ đồng, tăng 28,6% so với số lãi 44 tỷ đồng đạt được trong quý 4/2020.
Lũy kế cả năm, doanh thu Cảng Đà Nẵng đạt 1.079 tỷ đồng, tăng 19,3% so với năm 2020. Lợi nhuận trước thuế đạt 296 tỷ đồng, vượt 5,8% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm. Lợi nhuận sau thuế tăng 13,8% so với cùng kỳ, lên 238 tỷ đồng - đây cũng là mức lãi cao nhất công ty đạt được trong nhiều năm trở lại đây.
Một số doanh nghiệp cảng biển khác như Cảng Cam Ranh (HNX: CCR) đạt doanh thu cả năm tăng gần 41% so với năm 2020, lên gần 195 tỷ đồng. Trừ chi phí vốn vá các chi phí phát sinh, lợi nhuận trước thuế đạt 53 tỷ đồng, vượt 68% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cả năm. Lợi nhuận sau thuế cả năm đạt hơn 42 tỷ đồng, tăng trưởng 77% so với năm trước đó.
Tương tự, Cảng Đồng Nai (HoSE: PDN) dù quý IV có kết quả kinh doanh không quả quan, nhưng luỹ kế cả năm 2021 vẫn đạt 893 tỷ đồng doanh thu, tăng 12,5% so với năm 2020, vượt 8,8% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế gần như đi ngang so với cùng kỳ, đạt gần 161 tỷ đồng, vượt hơn 10% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm.
Cảng Cần Thơ (UpCOM: CCT) ghi nhận doanh thu cả năm 2021 đạt 122 tỷ đồng, tăng 8,4% so với năm 2020. Lợi nhuận sau thuế gấp đôi, lên hơn 2,6 tỷ đồng.
Sự phục hồi của hoạt động sản xuất, tiêu dùng trong nước cũng như tại các quốc gia đối tác xuất khẩu của Việt Nam được cho sẽ là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng của hoạt động thương mại trong năm 2022. Với kết quả kinh doanh tích cực trong năm 2021 cộng với bệ đỡ từ các hoạt động thương mại, ngành cảng biển được dự báo tiếp tục tăng trưởng mạnh trong năm 2022. Trong báo cáo triển vọng ngành cảng biển năm 2022, các chuyên gia của VCBS dự báo sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển sẽ ghi nhận mức tăng trưởng rất tích cực và đạt 840 triệu tấn (tăng trưởng 19% so với năm ngoái) nhờ độ phủ vắc-xin rộng, đặc biệt tại các thành phố lớn. Ngoài ra, giá cước vận tải hàng hải giảm mang đến động lực lớn cho hoạt động xuất khẩu trong năm 2022, đặc biệt các nhóm hàng thủy sản, nông sản, sản phẩm gỗ. Đồng quan điểm, SSI Research kỳ vọng tốc độ tăng trưởng sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển năm 2022 khoảng 10 - 20% do hoạt động sản xuất phục hồi. Trong đó, các cảng biển nước sâu còn dư công suất nên có thể tăng trưởng cao hơn. SSI cũng nhấn mạnh việc tăng giá dịch vụ cảng biển sẽ là yếu tố hỗ trợ tích cực nếu được thông qua. "Việc tăng giá 10% có thể sẽ được thực hiện trong năm 2022 nếu tình hình dịch Covid-19 được cải thiện", SSI dự báo. |
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- cho thuê máy photocopy Hà Nội
- Cung cấp dịch vụ kế toán trọn gói
- áo thun đồng phục giá rẻ Hải Anh
- opinion essay là gì
- Dịch vụ chuyển nhà trọn gói Kiến Vàng
- may đồng phục áo thun
- áo phông công ty
- Con lăn băng tải
- IT outsourcing services : The trends to watch
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy