Được vay tín chấp miễn lãi 45 ngày
Cụ thể, VPBank sẽ cung cấp giải pháp quản trị dòng tiền dành cho doanh nghiệp thông qua bộ đôi Thẻ ghi nợ và Thẻ tín dụng VPBiz. Với giải pháp này, khách hàng có cơ hội tận dụng nguồn vốn dành cho hoạt động kinh doanh với hạn mức lên đến 10 tỷ đồng, song song với việc quản lý các khoản chi phí, tách bạch chi tiêu dành cho doanh nghiệp.
Ông Đào Gia Hưng, Phó giám đốc khối Khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) của VPBank cho biết: "Bên cạnh các ưu đãi hoàn tiền dành cho nhiều ngành hàng, chủ thẻ tín dụng doanh nghiệp VPBiz còn có thể tận dụng nguồn vốn từ VPBank với thời gian miễn lãi lên đến 45 ngày, hỗ trợ trả góp linh hoạt, giúp doanh nghiệp yên tâm quản lý và xoay dòng vốn cho các hoạt động kinh doanh.
Doanh nghiệp được vay tín chấp lãi suất thấp
Tương tự, tại HDBank, thẻ tín dụng dành cho doanh nghiệp chỉ có hạn mức 5 tỷ đồng khi có tài sản bảo đảm và 3 tỷ đồng khi vay tín chấp. Sacombank cũng đang phát hành nhiều dòng thẻ Mastercard giúp khách hàng có thể chi tiêu trước trả tiền sau với thời gian miễn lãi lên đến 55 ngày mà không cần tài sản đảm bảo, mua hàng trả góp lãi suất 0%.
Bà Lê Thị Diễm Phương, Giám đốc phát triển giải pháp thanh toán doanh nghiệp, MasterCard Việt Nam cho hay, thanh toán của doanh nghiệp mất rất nhiều công đoạn so với thanh toán của cá nhân. Thanh toán trong doanh nghiệp bao gồm 2 vai trò (họ vừa là người mua, nhưng cũng vừa là người bán), trong mỗi vai trò đều tốn rất nhiều công đoạn để thanh toán các dịch vụ.
"Theo tính toán của chúng tôi, một đơn hàng của doanh nghiệp sau khi cộng tất cả các chi phí liên quan thì chi phí trung bình là 90 USD với sự tham gia của rất nhiều bộ phận. Nhưng khi sử dụng thẻ tín dụng doanh nghiệp, các quy trình thanh toán trở nên đơn giản và tiết kiệm chi phí hơn. Chỉ cần nhìn vào sao kê là chủ doanh nghiệp biết đâu là những chi phí hợp lý và đâu là chi phí bất hợp lý”, bà Phương cho hay.
Số liệu từ NHNN cũng cho thấy, giao dịch trên thanh toán không dùng tiền mặt đã và đang tiếp tục gia tăng với cả khách hàng cá nhân, lẫn khách hàng doanh nghiệp. Cụ thể, Vụ Thanh toán NNHNN cho biết, trong 7 tháng đầu năm nay, tổng giá trị giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đạt 8,9 triệu tỷ đồng, tăng 51,14% so với cùng kỳ năm 2022.
Ông Nguyễn Quang Huy - Giám đốc trung tâm giải pháp số hóa & thanh toán doanh nghiệp cho biết thêm, trong 4 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm ngoái ghi nhận số lượng phát hành thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ dành cho doanh nghiệp đều tăng gần gấp 3 lần. Tỷ lệ kích hoạt và chi tiêu sử dụng lên đến 90%.
Thế chấp bằng dòng tiền
Ông Từ Tiến Phát, Tổng giám đốc ACB cũng cho hay, hiện nguồn thanh khoản của các ngân hàng dồi dào và thậm chí còn được cho là “thừa” tiền nên với các ngân hàng vừa là trách nhiệm, nhưng cũng vừa là yêu cầu phải tăng tốc tăng trưởng về tín dụng.
Không chỉ lãi suất ưu đãi ở các gói tín dụng xuất khẩu chỉ có (5-6%/năm) hay tài trợ cho vay mua nhà 8%/năm trong 2 năm đầu tiên tại ACB, mà các ngân hàng cũng muốn đẩy mạnh cho vay cả thế chấp, tín chấp.
Tại ACB đang đẩy mạnh cho vay tín chấp, chẳng hạn như lĩnh vực xuất khẩu hiện ngân hàng cũng đang đẩy mạnh cho vay tín chấp để hỗ trợ các doanh nghiệp có thị trường cũng có thể thế chấp bằng dòng tiền.
Doanh nghiệp có thể đưa dòng tiền vào, ngân hàng quản lý dòng tiền xuất khẩu của doanh nghiệp, đây là hình thức vay thế chấp dòng tiền, hay nói cách khác là vừa ưu đãi, vừa thúc đẩy tăng trưởng tín dụng cuối năm.
Điều này sẽ phần nào giải quyết được khó khăn cho các doanh nghiệp trong bối cảnh có khó khăn, hết tài sản đảm bảo đế thế chấp ngân hàng vay vốn. Hiện nhiều doanh nghiệp cũng đề nghị được ngân hàng cho vay tín chấp để chuẩn bị hàng Tết nguyên đán 2024 khi không còn tài sản để thế chấp ngân hàng.
Lãnh đạo một nhà băng cho hay, nếu khách hàng đang vay tại ngân hàng mà cần thêm tiền làm hàng tết vẫn có thể được giải quyết cho vay tín chấp. Thực tế, sau dịch Covid-19, khả năng phục hồi của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn nên nhu cầu vốn không cao.
Vả lại, trước bối cảnh thị trường bất động sản giảm nên tài sản thế chấp ngân hàng để vay vốn cũng phải định giá theo xu hướng thị trường nên nhiều doanh nghiệp thiếu hụt tài sản đảm bảo để vay vốn.
Ông Nguyễn Đức Lệnh - Phó giám đốc NHNN TP.HCM cho hay, việc ngân hàng định giá lại tài sản thế chấp các khoản vay là do giá trị tài sản giảm nên mới phải làm như vậy. Về việc đáo hạn khoản vay, doanh nghiệp phải tính đến chu kỳ dòng tiền trả nợ sao cho hợp lý, tính toán làm sao nguồn tiền về trùng với thời gian trả nợ và không nên tìm nguồn vốn từ bên ngoài trả nợ tất toán khoản vay.
Tác giả: T.V
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy