Với hoạt động vận tải chưa có dấu hiệu hồi phục sau đại dịch COVID-19, cú sốc mạnh của xăng dầu lần này làm nhiều doanh nghiệp vận tải đối diện với khó khăn chồng chất, một số doanh nghiệp vận tải buộc phải điều chỉnh tăng cước từ 8-10%.
Tăng giá bù chi phí
Theo báo cáo mới nhất của Sở Giao thông vận tải, từ ngày 1-15/6, đã có 8 đơn vị báo cáo tăng giá cước, trong đó có 6 hãng taxi và 2 doanh nghiệp vận tải khách đã tăng giá vé do giá xăng, dầu tăng cao.
6 hãng taxi tăng giá gồm các Công ty: CP Vận tải Rạng Đông, CP Vận tải Trường Sinh, TNHH một thành viên Mai Linh Hải Dương, TNHH Viễn Du chi nhánh Hải Dương; Doanh nghiệp Sản xuất và Dịch vụ Hương Nguyên, Chi nhánh HTX Hòa Bình Xanh tại Hải Dương với mức tăng giá cước khác nhau.
Cụ thể; Taxi Mai Linh tăng từ 12.400 đồng/km lên 13.400 đồng/km từ km thứ 0,6-20, tăng từ 10.100 đồng/km lên 11.100 đồng/km từ km thứ 21 trở đi đối với tất cả các dòng xe 4 chỗ.
Taxi Rạng Đông tăng từ 12.300 đồng/km lên 13.300 đồng/km từ km thứ 0,6-20, tăng từ 10.100 đồng/km lên 11.100 đồng/km từ km thứ 20 trở đi đối với tất cả các dòng xe 1 đầu.
Xăng dầu liên tục tăng cao và các chi phí liên quan đều có xu hướng tăng, buộc lòng một số doanh nghiệp vận tải phải điều chỉnh tăng cước.
Phần lớn doanh nghiệp đều tăng giá cước taxi từ 8-10% đối với các dòng xe tính theo từ 0,6 km đầu trở đi.
Hai doanh nghiệp vận tải tăng giá cước, Công ty TNHH Huy Hoàng tăng giá vé xe buýt tuyến 209 (bến xe Hải Dương-Thái Bình) từ 60.000 đồng/lượt lên 70.000 đồng/lượt; Công ty CP Thương Mại và Vận chuyển hành khách Ngọc Sinh tăng giá vé tuyến cố định bến xe Hải Dương - Gia Lâm từ 30.000 đồng/lượt lên 50.000 đồng/lượt.
Tăng giá cước vẫn lỗ
Chia sẻ với PV Diễn đàn doanh nghiệp ông Đỗ Viết Tuấn - Giám đốc công ty TNHH Mai Linh Hải Dương cho biết; việc tăng giá cước của các đơn vị vận tải nói chung và doanh nghiệp tôi nói riêng chưa bù được biên độ tăng giá xăng, mức giá cước tăng này chỉ đang đáp ứng cho giá xăng hơn 25.000 một lít. Trên thực tế giá xăng hiện tại lên tới hơn 32.000 một lít, trong khi đó phí tiêu hao nguyên liệu trên giá thành sản phẩm lên tới 35%. Được biết, để khai thác chuẩn chỉ khoảng 25% đến 27% hợp lý.
Thực tế giá xăng như hiện nay lái xe chạy xe số ở phân khúc A và phân khúc B là chưa bù đắp được, nhiên liệu mà nó ăn vào là tiền nhân công của người lao động. Điều chỉnh tăng giá cước bằng giá xăng khách hàng sẽ phản ứng, còn điều chỉnh giá như hiện tại doanh nghiệp vẫn lỗ. Đề nghị các cơ quan ban ngành giảm trừ cho doanh nghiệp một số chi phí như, chi phí khám sức khỏe định kỳ cho lái xe, giảm thuế, giảm lãi ngân hàng, để doanh nghiệp vượt qua được giai đoạn khó khăn này, ông Tuấn chia sẻ thêm.
Còn ông Nguyễn Quốc Định - Phó giám đốc Công ty Taxi Hương Nguyên chia sẻ, từ năm 2021 giá xăng dầu liên tục tăng lên 6 lần, vừa qua Công ty tăng mỗi km 1000 đồng, để bù đắp được phần nào tiền xăng chênh lên, cố gắng giảm bớt khó khăn cho người lao động và doanh nghiệp.
Doanh nghiệp bất đắc dĩ mới phải tăng giá vì mỗi lần tăng chúng tôi lại phải điều chỉnh lại giá cước, cài đặt lại đồng hồ tính tiền rất mất thời gian. Bên cạnh đó, in lại các bảng giá cước cũng mất thêm chi phí và phải kiểm định lại đồng hồ tính tiền sau khi mình điều chỉnh giá cước, ông Định cho biết thêm.
Áp lực giá xăng, doanh nghiệp vận tải tăng giá cước
Cũng như các công ty vận tải khác ông Nguyễn Công Tới - Giám đốc Công ty TNHH Huy Hoàng bức xúc, chúng tôi chỉ tăng nhẹ giá cước khoảng hơn 10%, giá từ 30.000 lên 35.000, giá vé 50.000 thì tăng lên 60.000, trong khi đó giá dầu tăng gấp đôi. Hiện tại chi phí xăng dầu chiếm đến 80%, các chi phí như lốp, bình điện cũng đều tăng, doanh nghiệp phải bù lỗ, cứ đà này doanh nghiệp vô cùng khó khăn. Chúng tôi mong muốn trong lúc khó khăn này ngân hàng lui lại trả gốc, giúp cho doanh vượt qua cơn khốn khó này
Trao đổi với PV, ông Vũ Đức Hạnh - Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hải Dương cho biết; giá cước do doanh nghiệp quyết định trên cơ sở các chi phí đầu vào để tính. Hiện tại giá xăng tăng cao, nếu doanh nghiệp không tăng giá cước sẽ lỗ. Sở yêu cầu các doanh nghiệp khi tăng giá phải có phương án về giá gửi Sở Tài chính và Sở Giao thông để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giá. Sở sẽ kiểm tra và niêm yết, quản lý giá mà doanh nghiệp đã công bố, sẽ xử lý nghiêm các doanh nghiệp nếu vi phạm pháp luật.
Giá xăng dầu đang ở mức quá cao so với sức chịu đựng người dân, doanh nghiệp. Tăng giá cước chỉ bù đắp phần chênh lệch giá xăng lên, lợi nhuận của doanh nghiệp gần như là không có. Nếu giá xăng dầu giảm sẽ bớt gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp, nhất là chi phí vận chuyển. Do đó, cần giảm các loại thuế phí để "hạ nhiệt" giá xăng dầu, nếu không doanh nghiệp sẽ khó để duy trì.
Tác giả: Thu Hà
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy