Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (HoSE: VHC) vừa công bố kết quả kinh doanh tháng 9. Theo đó, tháng 9/2022, doanh nghiệp của “nữ hoàng cá tra” thu về 917 tỷ đồng từ doanh thu xuất khẩu, tăng 35% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù vậy, doanh thu xuất khẩu trong tháng 9 của doanh nghiệp vẫn thấp hơn 28% so với tháng 8 trước đó.
Cụ thể, doanh thu từ mảng cá tra ghi nhận đạt 540 tỷ đồng, tăng 15% so với tháng 9/2021. Bên cạnh đó, doanh thu từ mảng phụ phẩm đạt 207 tỷ đồng, mảng chăm sóc sức khỏe đạt 57 tỷ đồng, tăng lần lượt 61% và 50% so với tháng 9/2021.
Về cơ cấu doanh thu theo khu vực, xuất khẩu của Vĩnh Hoàn tại thị trường Trung Quốc là 81 tỷ đồng, tại Mỹ là 320 tỷ đồng, ghi nhận mức sụt giảm nhẹ lần lượt là 4% và 7% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tại châu Âu và các thị trường nước khác, doanh thu xuất khẩu của Vĩnh Hoàn ghi nhận tăng trưởng tích cực. Đáng kể đến, tại Việt Nam, doanh thu của Vĩnh Hoàn tăng đáng kể 144%, đạt 260 tỷ đồng trong tháng 9/2022.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2022, Vĩnh Hoàn thu về khoảng 10.833 tỷ đồng doanh thu. Trong đó, doanh thu đến từ thị trường Mỹ đóng góp lớn nhất, chiếm 4.997 tỷ đồng.
Năm 2022, Vĩnh Hoàn đặt ra mục tiêu thu về 13.000 tỷ đồng doanh thu, như vậy 9 tháng đầu năm, công ty đã hoàn thành được 83,3% kế hoạch cả năm.
Tại diễn biến khác, Vĩnh Hoàn vừa thông qua kế hoạch chi trả cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt với tỉ lệ 20% (tức 1 cổ phiếu nhận 2.000 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông là 21/10 và thời gian trả cổ tức dự kiến vào ngày 28/10. Với 183,38 triệu cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường, VHC dự tính sẽ chi khoảng 366 tỷ đồng trả cổ tức cho các cổ đông.
Chốt phiên giao dịch ngày 12/9, cổ phiếu VHC có giá 76.800 đồng/cổ phiếu, tăng 6,82% so với số tham chiếu.
Diễn biến thị giá cổ phiếu VHC. (Nguồn: TradingView).
Theo báo cáo mới đây của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong tháng 9/2022, xuất khẩu thủy sản đạt trên 850 triệu USD, cao hơn 36% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng đây là lần đầu sau 7 tháng, xuất khẩu thuỷ sản rơi xuống mức 9 triệu USD. Nguyên nhân là do lạm phát đang tác động giảm nhu cầu nhập của các thị trường, nên xuất sang các thị chính đều tăng trưởng chậm lại trong tháng 9.
Theo VASEP, trong tháng 9, xuất khẩu các sản phẩm thuỷ sản chính đều tăng so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, cá tra giữ mức tăng trưởng cao nhất, tăng 97% đạt 161 triệu USD. Lạm phát làm giảm nhu cầu nhiều sản phẩm thủy sản, nhưng cá tra vẫn là mặt hàng lợi thế vì có giá phù hợp với túi tiền người tiêu dùng bình dân.
Tác giả: Nguyễn Phương Anh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy