Theo báo cáo tài chính mới công bố, CTCP Vận tải Biển Việt Nam (VOSCO, HoSE: VOS) ghi nhận doanh thu quý IV/2023 đạt 909 tỷ đồng, tăng 47% so với cùng kỳ năm 2022.
Giá vốn hàng bán tăng đến 63% khiến lãi gộp quý IV của công ty giảm 42%, còn trên 51 tỷ đồng. Trong kỳ các loại chi phí tài chính, bán hàng, quản lý doanh nghiệp đều được tiết chế và có xu hướng giảm so với cùng kỳ. Nhờ vậy, lãi sau thuế của doanh nghiệp này tăng gấp 5,7 lần cùng kỳ, đạt trên 104 tỷ đồng. Đây cũng là mức lãi quý cao nhất trong năm 2023.
Lũy kế cả năm 2023, VOSCO có doanh thu thuần đạt 3.187 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2022, hoàn thành 200% kế hoạch năm và đây cũng là mức cao nhất trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp này.
Tuy nhiên, lãi gộp của công ty này lại giảm mạnh đến 75%, về mức 181 tỷ đồng. Điều này là do giá vốn hàng bán lên tới 3.000 tỷ đồng, tăng mạnh 78% so với năm 2022. Biên lợi nhuận “tụt dốc” xuống còn 5,6%.
Trong kỳ, hoạt động tài chính của VOSCO có nhiều sự biến động khi doanh thu hoạt động tài chính cao thêm 25% cùng kỳ lên hơn 64 tỷ đồng, chủ yếu nhờ khoản lãi tiền gửi và chênh lệch tỉ giá. Trong khi đó, chi phí tài chính lại giảm đến 57% so với cùng kỳ, ở mức trên 32 tỷ đồng.
Ngoài ra, công ty cũng tiết giảm các loại chi phí khác như chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đều giảm ở mức 25% và 28% so với năm 2022.
Đáng chú ý, doanh nghiệp vận tải biển này có trên 147 tỷ đồng thu nhập khác và 28 tỷ đồng chi phí khác, tăng lần lượt 61% và 75% so với năm 2022.
Khấu trừ các chi phí, VOSCO có lợi nhuận sau thuế giảm đến 68%, còn hơn 155 tỷ đồng, trong khi đó năm 2022 ghi nhận lãi hơn 487 tỷ đồng.
Lý giải về sự sụt giảm trên, công ty cho biết do thị trường tàu hàng khô và tàu container khó khăn trong gần hết năm nên lợi nhuận cả năm 2023 thấp hơn 2022.
Về tình hình tài chính, tính tới 31/12/2023, tổng tài sản của VOSCO tăng nhẹ so với đầu năm, đạt mức 2.715 tỷ đồng. Trong đó, chiếm tỉ trọng lớn nhất là tài sản cố định gần 946 tỷ đồng, giảm 22% so với thời điểm đầu năm. Các khoản phải thu ngắn hạn ở mức 515 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ. Trong khi đó, tiền và các khoản tương đương tiền tăng 7,6 lần đầu năm, lên hơn 260 tỷ đồng; đầu tư tài chính ngắn hạn tăng 1,6 lần, đạt hơn 565 tỷ đồng.
Nợ phải trả còn hơn 1.043 tỷ đồng, giảm nhẹ 9% so với đầu năm. Phần lớn trong đó là khoản phải trả người bán ngắn hạn với 316 tỷ đồng và phải trả dài hạn khác 519 tỷ đồng. Công ty hiện không có nợ vay tài chính. Như vậy dư nợ phải trả của VOSCO chiếm khoảng 38% tổng tài sản.
Đến hết năm 2023, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp này đạt 1.672 tỷ đồng, tăng 9% so với con số đầu năm (1.528 tỷ đồng). Công ty này có lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là gần 217 tỷ đồng, quỹ đầu tư phát triển là gần 53 tỷ đồng.
Tác giả: Lê Mạnh Quốc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy