Tin liên quan
Doanh thu thuần trong quý I của Petrolimex đạt 37.936 tỷ đồng, giảm gần 25% so với năm 2014. Trong đó, doanh số hàng bán trực tiếp nội địa chiếm 81% - đạt 31.927 tỷ đồng.
Trong khi đó, các chi phí trong kỳ được ghi nhận lại tăng vọt như chi phí tài chính tăng gấp gần 5 lần lên 705 tỷ đồng, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng.
Tuy vậy, lợi nhuận trước thuế của Petrolimex lại đạt được con số khá bất ngờ với 461 tỷ đồng trước thuế, tăng 83% so với cùng kỳ năm trước. Riêng công ty mẹ - nhiệm vụ chính là nhập khẩu và bán xăng dầu cho các công ty con - quý này đã bật lãi hơn 90 tỷ đồng, trong khi quý I/2014 báo lỗ 132,6 tỷ.
Lợi nhuận quý I/2015 của Petrolimex tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm trước
Giải trình cho kết quả này, Phó Tổng Giám đốc Trần Ngọc Năm cho biết: “lợi nhuận tăng cao chủ yếu do doanh nghiệp đã được tính đủ lợi nhuận định mức, theo Nghị định 83 ngày 3/9/2014 là 300 đồng một lít”.
Mặt khác, trong công thức tính giá cơ sở, chi phí kinh doanh xăng dầu đã được điều chỉnh tiệm cận với chi phí thực tế của doanh nghiệp, từ 860 đồng một lít xăng dầu lên 1.050 đồng một lít với xăng, 950 đồng một lít với dầu, riêng dầu mazut từ 500 lên 600 đồng một kg.
Giá xăng dầu thế giới tăng lên góp phần giúp Petrolimex báo lãi đậm
Trong quý I, Petrolimex đã 6 lần điều chỉnh giá xăng, dầu. Cụ thể ngày 6/1 giảm 310 đồng/lít, tiếp đến ngày 21/01 mặt hàng này giảm tới 1.900 đồng/lít. Tuy nhiên, ngày 11/03, mặt hàng này bất ngờ đảo chiều tăng mạnh, giá xăng đã được liên bộ cho phép tăng cao nhất là 1.616 đồng.
Tiếp đến ngày 26/3 giá xăng Ron 92, xăng sinh học E5 Ron 92 và dầu diesel giữ nguyên, trong khi dầu hỏa và dầu madút có mức giảm từ 108-250 đồng/lít (kg).
Chính những biến động thị trường giá xăng dầu thế giới tăng lên so với cuối năm 2014, đồng thời giá cơ sở được tính bình quân 15 ngày, sát với ngày tính giá của chu kỳ dự trữ - giá xăng dầu trong nước không quá chệnh lệch hay có độ trễ quá lâu so với giá thế giới – góp phần tăng lợi nhuận cho Tập đoàn đầu ngành này.
ÁP lực tài chính vẫn là gánh nặng đối với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, khi tỷ lệ nợ phải trả vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn, lên tới 70%, chủ yếu vẫn là vay nợ và khoản phải trả người bán.
Tính đến hết 31/03/2015, Petrolimex vay ngân hàng lên tới 20.229 tỷ đồng mà chủ yếu vay bằng ngoại tệ (ngắn hạn 12.992 tỷ đồng và dài hạn 3.183 tỷ đồng). Với diễn biến tỷ giá tăng cao trong thời gian từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã 2 lần “phá giá” đồng nội tệ - tăng 1% trong quý 1 và mới điều chỉnh tăng thêm 1% trong quý 2 vừa qua, áp lực trả nợ của Petrolimex là khá lớn, chưa tính đến khoản lãi vay luôn duy trì trên mức 100 tỷ đồng mỗi quý.
Hoa Liên
Nên đọc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy