CTCP Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC - UPCoM: ABI) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2024 với điểm sáng là doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm đạt gần 577 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm của công ty tăng 17% lên gần 626 tỷ đồng. Đóng góp phần lớn là doanh thu phí bảo hiểm gốc tăng 16,6% lên 590 tỷ đồng.
Nhờ doanh thu tăng nhanh, dù phí nhượng tái bảo hiểm của ABIC tăng lên 71 tỷ đồng và chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng lên 169 tỷ đồng, ABIC vẫn thu về 226,9 tỷ đồng tiền lãi từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tăng 20,5% so với cùng kỳ.
Xét về cơ cấu doanh thu, mảng bảo hiểm y tế tự nguyện và tai nạn con người chiếm phần lớn với 427 tỷ đồng, chiếm 72%.
Mảng bảo hiểm xe cơ giới với doanh thu đạt 92 tỷ đồng, tăng 7,6% so với cùng kỳ, chiếm 15% tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc. Xếp thứ 3 trong nhóm đem về phần lớn doanh thu cho ABIC là mảng bảo hiểm cháy nổ với 28 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ.
Trong kỳ, doanh thu từ hoạt động tài chính của ABIC đi lùi kéo theo lãi gộp từ hoạt động này giảm 11,2% xuống còn gần 38,2 tỷ đồng. Khoản danh thu trên đều đến từ lãi tiền gửi ngân hàng.
Theo đó, tại 30/6/2024, ABIC đang có 142 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn. Đồng thời, ngân hàng có 3.093 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn gốc trên 3 tháng và tiền gửi kỳ hạn gốc trên 12 tháng không đổi chỉ vỏn vẹn 58 triệu đồng.
Tổng các khoản tiền gửi trên là 3.293 tỷ đồng, chiếm 79% tổng tài sản của ABIC. Số tiền trên đều được gửi tại Ngân hàng mẹ là Agribank.
Doanh thu hoạt động tài chính giảm trong khi chi phí quản lý doanh nghiệp của ABIC lại tăng 34% lên 168 tỷ đồng do tăng chi phí cho nhân viên thêm 36% lên gần 98 tỷ đồng.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty theo đó bị kéo tụt từ 106 tỷ đồng quý II/2023 xuống còn gần 97 tỷ đồng.
Kết quả, Bảo hiểm Agribank báo lãi trước thuế đạt 96,3 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế tương ứng ở mức 76,9 tỷ đồng, giảm 9,1% so với quý II/2023.
Luỹ kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của ABIC đạt 183 tỷ đồng, giảm gần 6% so với cùng kỳ năm trước.
Năm 2024, ABIC đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tối thiểu 320 tỷ đồng, tăng 3,8% so với thực hiện năm 2023. Như vậy, kết thúc 6 tháng, công ty đã hoàn thành 57% kế hoạch tối thiểu cho năm 2024.
Tại thời điểm ngày 30/6/2024, nợ phải trả của ABIC đang là gần 2.534 tỷ đồng, tăng 4% so với hồi đầu năm. Đây đều là các khoản nợ ngắn hạn, trong đó dự phòng nghiệp vụ chiếm 1.705,8 tỷ đồng.
Tại diễn biến gần nhất, ABIC công bố Nghị quyết Hội đồng quản trị (HĐQT) vừa phê duyệt phương án chi trả cổ tức bằng tiền mặt và ngày đăng ký cuối cùng hưởng quyền nhận cổ tức.
Theo đó, công ty dự kiến chi trả năm 2023 bằng tiền mặt với tỉ lệ 10% (cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu nhận 1.000 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng hưởng quyền nhận cổ tức là 24/7. Thời gian thanh toán dự kiến là ngày 2/8.
Với 71,2 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ABIC sẽ phải chi khoảng 71,2 tỷ đồng cho đợt trả cổ tức lần này.
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hương
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy