Mới đây, UBND tỉnh Đồng Nai đã chấp thuận đề xuất của Sở Kế hoạch và Đầu tư về chủ trương đầu tư 4 dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn. Các dự án gồm nâng cấp mở rộng tuyến đường tỉnh 773; dự án đường tỉnh 772 (Trảng Bom - Xuân Lộc); dự án nâng cấp, mở rộng đường tỉnh 769 và dự án đường tỉnh 770B (đoạn từ giao với đường tỉnh 763 đến quốc lộ 51).
Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 đã được khởi công xây dựng. Cùng với đó, 2 khu công nghiệp Xuân Quế - Sông Nhạn (huyện Cẩm Mỹ) và Bàu Cạn - Tân Hiệp (huyện Long Thành) đang được triển khai đầu tư. Do đó, yêu cầu về kết nối giao thông trong khu vực đòi hỏi phải được thực hiện nhanh để đáp ứng nhu cầu phát triển.
Bốn dự án hạ tầng tại Đồng Nai đáp ứng yêu cầu về kết nối giao thông trong khu vực đòi hỏi phải được thực hiện nhanh để đáp ứng nhu cầu phát triển. Ảnh: TL.
Tuy nhiên, theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, để đảm bảo hiệu quả trong việc đầu tư các dự án cũng như giải quyết những khó khăn về ách tắc giao thông của các địa phương, cùng với đó là khả năng cân đối nguồn vốn, việc khai thác quỹ đất 2 bên đường để tái định cư và bán đấu giá, các sở, ngành và địa phương liên quan đã thống nhất đề nghị UBND tỉnh xem xét ưu tiên đầu tư đối với 4 dự án nói trên trong giai đoạn 2021-2025.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, tổng vốn đầu tư thực hiện 4 dự án giao thông trọng điểm được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư là khoảng 7.100 tỷ đồng, chưa bao gồm chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Cùng với việc chấp thuận đề xuất của Sở Kế hoạch và Đầu tư về chủ trương đầu tư 4 dự án giao thông trọng điểm, UBND tỉnh đã giao Sở Giao thông Vận tải chủ trì phối hợp với đơn vị tư vấn cùng các đơn vị liên quan lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư các dự án trên theo quy định.
Để có nguồn vốn thực hiện các dự án nói trên, UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu UBND cấp huyện có tuyến đường đi qua xác định vị trí, quy mô, dự kiến điều chỉnh quy hoạch các khu đất lợi thế, tiến độ thực hiện thu hồi, đấu giá và phải thể hiện trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư khi lập hồ sơ.
Lãnh đạo tỉnh đã yêu cầu các đơn vị liên quan nghiên cứu phương án khai thác quỹ đất dọc theo các dự án đi qua địa bàn, khẩn trương điều chỉnh các quy hoạch liên quan để thực hiện đồng thời cùng việc triển khai dự án nhằm tránh tình trạng giá đất tăng cao sau khi dự án hoàn thành, gây khó khăn trong việc thu hồi đấu giá các khu đất lợi thế.
Trên thực tế, để thực hiện 4 dự án nói trên cần một nguồn vốn rất lớn. Bởi nguồn vốn hơn 7.000 tỷ đồng theo tính toán mới chỉ là nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản mà chưa có chi phí giải phóng mặt bằng.
Theo phương án được đề xuất, nguồn vốn để thực hiện đầu tư đối với 4 dự án giao thông trọng điểm sẽ có 2 nguồn gồm nguồn vốn ngân sách và khai thác quỹ đất dọc 2 bên các tuyến đường.
Tác giả: Hà Bùi
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy