Thi công một tòa nhà ở Hà Nội. (Ảnh: Reuters)
Hãng kiểm toán PwC vừa tiến hành một cuộc khảo sát quy mô tại 49 quốc gia, chiếm 90% GDP thế giới. Theo đó các nước châu Á sẽ chiếm tới 60% tổng giá trị đầu tư vào cơ sở hạ tầng vào năm 2025.
Với sự chậm lại trong tăng trưởng cũng như đầu tư tại Trung Quốc, các quốc gia mới nổi khác, đặc biệt ở khu vực Đông Nam Á được kì vọng sẽ tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ con xu hướng này.
Theo PwC, Indonesia là quốc gia ‘khát vốn’ nhất trong tham vọng nâng cấp và mở rộng cơ sở hạ tầng của mình. Tổng thống nước này ông Joko Widodo cuối năm 2014 đã thông báo kế hoạch xây dựng một tuyến đường xuyên biển đầy tham vọng, nhằm kết nối 24 cảng lớn nhỏ của quốc đảo này.
Là nền kinh tế lớn nhất trong khu vực, tuy nhiên Indonesia lại đi sau các nước Đông Nam Á khác trong đầu tư cơ sở hạ tầng. Theo Ngân hàng Thế giới WB, chi phí vận chuyển hàng hóa chiếm tới 26% GDP của Indonesia, vượt xa mức trung bình dưới 10% của các quốc gia khác trong khu vực.
Chính phủ nước này kì vọng rằng tuyến đường ‘Sea Toll Road’ có thể giảm con số này xuống 11-16%.
Ngoài ‘Sea Toll Road’, Indonesia cũng đã thông qua một khoản ngân sách khổng lồ 429 tỷ USD đầu tư vào cơ sở hạ tầng trong năm năm tiếp theo.
Vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng các nước khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2010-2020.
Philipin cũng đang có kế hoạch xây dựng một loạt dự án khổng lồ trong những năm tới. Đáng kể nhất là trung tâm giải trí Bagong Nayong Pilipino với vốn đầu tư lên tới 4 tỷ USD. Khi được hoàn thành vào năm 2018, đây được kì vọng sẽ là Las Vegas của châu Á, thu hút ít nhất một triệu du khách mỗi năm vào tạo công ăn việc làm cho 40 nghìn cư dân địa phương.
Một dự án đáng chú ý nữa của quốc đảo này là trung tâm kinh tế Clark Freeport Zone. Được xây dựng trên căn cứ quân sự cũ của Mỹ tại Clark Air Base, khu đại phức hợp kinh tế, IT, giáo dục và hàng không này được kì vọng sẽ đóng góp tới 5% cho GDP của Philipin cùng 73 nghìn việc làm mới.
Tại Việt Nam, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trong nước, giai đoạn 2010-2020 dự kiến cả nước sẽ có tổng cộng 40 tuyến đường bộ cao tốc với tổng chiều dài hơn 5800 km được xây dựng với số vốn lên tới 35 tỷ USD. Một số dự án nổi bật như TP. Hồ Chí Minh – Trung Lương, cao tốc Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lạng Sơn.
Ngoài ra, sân bay Long Thành (Đồng Nai) với tổng vốn đầu tư 15,8 tỷ USD đã được Quốc hội thông qua và dự kiến bắt đầu thi công giai đoạn I vào năm 2018. Siêu dự án đường sắt Bắc Nam với số vốn lên tới 56 tỷ USD nếu được chấp thuận hứa hẹn sẽ thúc đẩy mạnh mẽ cơ sở hạ tầng trong nước.
Nghi Điền
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy