Theo trang phân tích Asia Briefing, trong cuộc họp 2 ngày kết thúc hôm 2/11, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản, một động thái sẽ củng cố đồng USD.
Thiếu vắng một tín hiệu mềm mỏng từ Fed, khả năng kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái gần như đã chắc chắn. Không chỉ vậy, sự cứng rắn của Fed còn có thể kéo kinh tế toàn cầu suy thoái theo và thị trường tài chính cũng khó tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực.
Chu kỳ thắt chặt này của Fed bắt đầu từ tháng 3/2021. Sau 2 đợt nâng “rón rén” đầu tiên với bước nhảy 0,25 và 0,75 điểm phần trăm, Fed đã mạnh dạn áp dụng bước nhảy 0,75 điểm phần trăm lần đầu tiên kể từ năm 1994 và trong 4 cuộc họp liên tiếp kể từ tháng 6 tới nay.
Như vậy, chỉ trong vòng 8 tháng, lãi suất quỹ liên bang (Fed funds rate) đã tăng thêm 3,75 điểm phần trăm, lên mức 3,75-4%, cao nhất kể từ tháng 1/2008.
Chủ tịch Fed Jerome Powell - Ảnh: Reuters.
Fed nói “sẽ tính đến mức độ thắt chặt đã đạt được trong chính sách tiền tệ, độ trễ của hiệu ứng chính sách tiền tệ đối với hoạt động kinh tế và lạm phát, cùng các diễn biến kinh tế và tài chính” khi quyết định các đợt nâng lãi suất trong tương lai. Tuy nhiên, Chủ tịch Powell đã “dội gáo nước lạnh” vào kỳ vọng của thị trường về một sự giảm tốc của lãi suất.
Về cơ bản, ông Powell bác bỏ ý tưởng rằng Fed có thể sớm dừng tăng lãi suất, dù ông có nói Fed có thể bàn chuyện tăng lãi suất chậm lại trong 1-2 cuộc họp tới. Ông cũng tái khẳng định quan điểm rằng việc chống lạm phát đòi hỏi quyết tâm và kiên nhẫn, và đỉnh của lãi suất - mức mà ở đó Fed dừng tăng - sẽ phải cao hơn.
Về sự tác động, đồng USD mạnh hơn có ý nghĩa sâu rộng đối với các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam. Trong khi đây có thể là lợi thế cho các nhà xuất khẩu thực hiện các hợp đồng bằng USD, thì hàng nhập khẩu trở nên đắt hơn cũng như thực hiện các nghĩa vụ nợ. Do đó, Việt Nam, cụ thể là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN), đã nỗ lực để giữ ổn định giá trị của đồng Việt Nam (VND) bằng một số đòn bẩy.
NHNNVN có một số công cụ có thể sử dụng để ổn định tỷ giá hối đoái và kiểm soát lạm phát.
Ảnh minh họa.
Thứ nhất là quản lý tỷ giá thả nổi. Đồng VND hiện đang được điều hành theo chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý, giống như chế độ neo tỷ giá hối đoái điều chỉnh dần (phương pháp neo bò - crawling-peg), với đồng USD. NHNNVN công bố tỷ giá trung tâm hàng ngày. Sau đó, đồng tiền chỉ có thể được giao dịch trong một biên độ theo các tỷ giá quy định của NHNN.
Theo đó, kể từ ngày 17/10, biên độ tỷ giá giao ngay giữa VND và USD được điều chỉnh từ +-3% lên +-5%, giúp cho VND có thêm nhiều dư địa để hành động. Đầu tuần trước, hãng tin Reuters đưa tin Việt Nam đang chuẩn bị cho khả năng mở rộng biên độ giao dịch lần thứ hai.
Thứ hai là dự trữ ngoại hối. NHNN cũng đang sử dụng dự trữ ngoại hối của Việt Nam để tăng giá đồng VND. Theo một số ước tính, trong năm nay Việt Nam đã bán ra khoảng 20 tỷ USD để bình ổn tỷ giá trong nước. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), cuối năm 2021, Việt Nam có tổng dự trữ ngoại hối hơn 109 tỷ USD và việc bán ra khoảng 20 tỷ USD chiếm hơn 18% dự trữ, một phần khá lớn trong quỹ dự trữ khá mỏng của Việt Nam.
Thứ ba là giới hạn room tín dụng. NHNN cũng giới hạn mức cho vay của các ngân hàng Việt Nam. Các hạn mức này được đưa ra từ đầu năm dựa trên tỷ lệ lạm phát mục tiêu cũng như xếp hạng tín nhiệm của ngân hàng (các ngân hàng có bảng cân đối kế toán lành mạnh sẽ được giới hạn cao hơn).
Điều đó cho thấy, những giới hạn này thường được điều chỉnh lại. Trong suốt năm 2022, điều này đã xảy ra nhiều lần để đáp ứng nhu cầu tín dụng cao hơn. Với việc nhiều ngân hàng đã tăng tối đa hạn mức tín dụng, nhu cầu đó vẫn còn mạnh.
Thứ tư là lãi suất. Không chỉ quy định lãi suất cơ bản, NHNN còn quy định lãi suất tối đa đối với cả tiền gửi và cho vay. NHNN cũng đặt các mức lãi suất khác nhau cho các sản phẩm khác nhau. NHNN bắt đầu tăng các mức lãi suất điều hành vào ngày 9/9/2022 sau khi giữ nguyên lãi suất trong gần 2 năm và lần tăng thứ 2 diễn ra vào ngày 25/10 vừa qua.
Dù mới chỉ vài ngày kể từ khi Fed tiếp tục tăng lãi suất, nhưng giá trị của VND đang có dấu hiệu tiếp tục giảm. Có thể, NHNN sẽ cần phải can thiệp sâu hơn để ngăn chặn sự suy giảm đó, nhưng các biện pháp này cũng có những hạn chế. Dự trữ ngoại hối của Việt Nam chỉ ở mức hữu hạn và việc hạn chế tín dụng chỉ có tác dụng trong ngắn hạn trước khi bắt đầu tác động đến nền kinh tế.
Bảo Khánh (T/h)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy