Theo đó, căn cứ tình hình thu, chi của địa phương, UBND tỉnh Đồng Tháp đề xuất phương án kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 của Tỉnh là 4.502,262 tỷ đồng.
Trong đó, vốn ngân sách địa phương dự kiến 3.375,262 tỷ đồng, bao gồm: chi xây dựng cơ bản vốn tập trung trong nước 1.036,485 tỷ đồng; đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất 800 tỷ đồng; đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết 1.500 tỷ đồng; đầu tư từ nguồn thu cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp địa phương 38,777 tỷ đồng.
Vốn ngân sách Trung ương dự kiến 1.127 tỷ đồng, gồm: ngân sách Trung ương hỗ trợ mục tiêu 630 tỷ đồng; vốn nước ngoài (ODA) dự kiến 497 tỷ đồng, bố trí cho các dự án chuyển tiếp hoàn thành trong năm 2022, gồm: Dự án Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (MD-ICRSL) - WB9, Tiểu dự án Nâng cao khả năng thoát lũ và phát triển sinh kế bền vững thích ứng với khí hậu cho vùng Đồng Tháp Mười - các huyện phía Bắc tỉnh Đồng Tháp 220 tỷ đồng; Dự án phát triển cơ sở hạ tầng tỉnh Đồng Tháp 185 tỷ đồng và Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững (Vnsat) tỉnh Đồng Tháp 92 tỷ đồng.
Một góc thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
Theo UBND tỉnh Đồng Tháp, khi các dự án thuộc kế hoạch vốn 2022 hoàn thành, sẽ góp phần đẩy nhanh phát triển hạ tầng giao thông, tạo nền tảng kết nối và phát triển các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, du lịch gắn kết hài hoà với phát triển đô thị. Trong đó, một số tuyến giao thông kết nối trọng điểm giữa tỉnh Đồng Tháp với các địa phương khác, các tuyến giao thông chính của Tỉnh, như: Dự án Hạ tầng giao thông khu vực Nam sông Tiền, tỉnh Đồng Tháp; dự án Xây dự̣ng tuyến ĐT 857 đoạn Quốc lộ 30- ĐT845; Đường ĐT845 đoạn Trường Xuân - Tân Phước….
Đồng thời, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu, hoàn chỉnh hạ tầng bố trí dân cư, cung cấp nước sạch cho nhân dân sống trên địa bàn Tỉnh (dự án VnSAT; các dự án kè, đê bao chống sạt lở ở khu vực xã Bình Hàng Trung, Hổ Cứ xã Hòa An, đê bao Tràm Chim…) cũng như góp phần cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu như: tỷ lệ đô thị hoá đạt khoảng 42%; tỷ lệ hộ dân cư nông thôn sử dụng nước sạch đạt 98%; có thêm 05 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới và 11 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; phát triển mạng lưới giao thông đồng bộ hiệu quả, phủ khắp từ khu vực thành thị đến nông thôn, phục vụ phát triển kinh tế xã hội…
Để hỗ trợ địa phương thực hiện đạt được mục tiêu kế hoạch năm 2022, UBND tỉnh Đồng Tháp kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, phân cấp, ủy quyền cho địa phương được điều chỉnh, bổ sung danh mục đầu tư và vốn bố trí giữa các dự án sử dụng nguồn ngân sách Trung ương (quy định tại khoản 3 Điều 60 Luật Đầu tư công), đảm bảo không vượt tổng vốn kế hoạch trung hạn 2021-2025 đã được Trung ương thông báo và báo cáo lại Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Lý do: nhằm nâng cao trách nhiệm và tạo sự chủ động của địa phương trong việc sử dụng vốn đầu tư công cũng như công tác quản lý điều hành kế hoạch vốn, do hiện nay, Tỉnh có một số dự án chưa được giao vốn ngân sách Trung ương 2021-2025 tại Quyết định số 1535/QĐ-TTg ngày 15/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ, nên chưa có cơ sở bố trí vốn năm 2022. Do đó, đề nghị xem xét, cho phép địa phương được giao vốn trong năm để thực hiện khi dự án đủ thủ tục bố trí vốn.
UBND tỉnh Đồng Tháp cũng kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển kế hoạch vốn ngân sách Trung ương trong nước năm 2021 còn lại chưa giải ngân của Tỉnh sang năm 2022 để tiếp tục thực hiện và giải ngân, với giá trị dự kiến 501,885 tỷ đồng.
Điều chỉnh giảm vốn ODA năm 2021 của tỉnh Đồng Tháp dự kiến không giải ngân hết, với giá trị 56,675 tỷ đồng sang các địa phương khác có nhu cầu bổ sung vốn.
Cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân vốn ngân sách Trung ương trong nước năm 2020 dự kiến không giải ngân hết sang năm 2022, với giá trị dự kiến 78,314 tỷ đồng.
Theo UBND tỉnh Đồng Tháp, tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021 của Tỉnh là 4.929,193 tỷ đồng, bao gồm: kế hoạch vốn năm 2020 chuyển sang là 999,384 tỷ đồng; kế hoạch vốn năm 2021 là 3.929,809 tỷ đồng (không bao gồm 750 tỷ đồng nguồn thu tiền sử dụng đất).
Tác giả: Trúc Giang
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Bcons solary
- bán nhà chung cư Hải Phòng
- ATZ LUXURY thiết kế văn phòng cty đẹp
- Vị trí Chung cư Roxana Plaza Bình Dương
- EHome Southgate
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy