Khối ngoại đã bán ròng hơn 1,5 tỷ USD từ đầu năm đến nay.
Thống kê từ sàn giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) cho thấy, trong tháng 8, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán mạnh hơn 7 nghìn tỷ đồng trên sàn chứng khoán Việt Nam. VIC là cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất với giá trị bán ròng 1,5 nghìn tỷ đồng; MSN đứng thứ hai với giá trị bán ròng 934 tỷ đồng, HPG đứng thứ ba với giá trị bị bán 894 tỷ đồng. Tiếp theo là các mã như SSI, VNM, FUEVFVND, NVL, VRE, GAS, DPM, CTG.
Lũy kế 8 tháng đầu năm, tổng cộng khối ngoại đã bán ròng 32.064 tỷ đồng trên sàn chứng khoán Việt Nam, gấp đôi so với con số cả năm 2020 khối ngoại bán ròng 15.700 tỷ đồng. Trong đó, dòng tiền rút khỏi các quỹ ETF từ đầu tháng 8 với tổng giá trị là 2.284 tỷ, đặc biệt là quỹ Fubon FTSE Vietnam. Đây cũng là kỷ lục buồn của khối ngoại tại thị trường Việt Nam. So với 8 tháng và cả những năm trước, khối ngoại chưa bao giờ bán ròng tại thị trường Việt Nam nhiều như vậy.
Bloomberg cũng tính toán dữ liệu từ đầu năm đến nay và cho thấy một con số tương đương, khi khối ngoại đã bán ròng hơn 1,5 tỷ USD, mạnh nhất từ trước đến nay trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Bình luận về xu hướng này, ông Đinh Quang Hinh, Trưởng Bộ phận Kinh tế vĩ mô và chiến lược thị trường, Khối Phân tích, CTCK VNDirect cho biết, xu hướng bán ròng của khối ngoại nằm trong bối cảnh đợt bùng phát dịch COVID-19 thứ tư tại Việt Nam đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và nền kinh tế. Việc tăng cường các biện pháp xã hội tại nhiều địa phương trên cả nước một mặt giúp ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh, tuy nhiên cũng đã gây ra những tác động tiêu cực không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh và chuỗi cung ứng. Nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng, kéo theo triển vọng lợi nhuận kém khả quan trong Quý 3/2021. Với triển vọng kinh doanh quý 3/2021 của các doanh nghiệp niêm yết ảm đạm hơn so với 2 quý đầu năm, khối ngoại đã có động thái chốt lời, giảm tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu để giảm thiểu rủi ro danh mục đầu tư.
Ông Định Quang Hinh.
Với quỹ Fubon FTSE Vietnam ETF, đây là một quỹ ETF mới được thành lập. Vì là một quỹ ETF, việc nộp rút vốn diễn ra khá dễ dàng, nhanh chóng, do vậy diễn biến dòng tiền của quỹ này thường theo sát với diễn biến của thị trường, bối cảnh của nền kinh tế. Trong ngắn hạn, với triển vọng kinh doanh của các doanh nghiệp đi xuống, việc nhà đầu tư rút vốn khỏi các quỹ ETF là điều dễ hiểu.
Về xu hướng của khối ngoại trong những tháng cuối năm, ông Hinh cho rằng xu hướng của dòng vốn ngoại trong thời gian tới phụ thuộc rất lớn vào diễn biến dịch bệnh, triển vọng mở cửa trở lại của nền kinh tế và xu hướng phục hồi sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong ngắn hạn, cuối quý 3 và đầu quý 4, khả năng cao khối ngoại sẽ tiếp tục duy trì xu thế bán ròng trên TTCK Việt Nam do tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, triển vọng kinh doanh chưa có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy vậy, VNDirect kỳ vọng khối ngoại có thể quay trở lại mua ròng trong nửa sau quý 4 khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn, các doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình phục hồi nhằm đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu tăng cao dịch cuối năm, cũng như tỷ lệ tiêm chủng cao hơn sẽ giúp mở cửa trở lại một số ngành kinh doanh, dịch vụ không thiết yếu.
Tác giả: Nguyễn Long
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy