Trên HOSE, khối nhà đầu tư nước ngoài mua ròng khoảng 3.923 tỷ đồng trong tháng 4/2022, trái ngược với giá trị bán ròng 3.932 tỷ đồng trong tháng 3. Như vậy, sau khi bán ròng gần như cả năm 2021 và những tháng đầu năm 2022, khối này đã quay lại mua ròng.
Thời điểm khối ngoại mua ròng trùng với giai đoạn thị trường chứng khoán có đợt bán tháo, tâm lý nhiều nhà đầu tư trong nước bị lung lay khi lãnh đạo một số doanh nghiệp niêm yết bị tạm giam do liên quan tới hành vi thao túng thị trường chứng khoán và hoạt động thanh tra, kiểm tra tiếp tục được cơ quan chức năng thực hiện.
Đặc biệt, nhiều đối tượng lợi dụng tâm lý lung lay của nhà đầu tư tung thêm các thông tin thất thiệt, gây hoang mang trên thị trường.
Thói quen bắt đáy sớm của nhà đầu tư mới (F0) cũng không thể cứu được thị trường khỏi lao dốc. Kể từ tháng 4/2020 tới nay, sau khi thị trường trải qua đợt bán tháo do đại dịch Covid-19, các F0 liên tục chứng kiến các đợt tăng điểm.
Trong các nhịp rung lắc và điều chỉnh, mức giảm không nhiều, nên đa phần nhà đầu tư thực hiện bắt đáy khi cổ phiếu giảm từ 7 - 10% và có lãi sau đó, vì giá nhanh chóng bật tăng. Thói quen bắt đáy này đã tạo thành một trào lưu trên thị trường và kéo dài liên tục, nên mỗi khi thị trường giảm điểm, một làn sóng F0 lại thực hiện bắt đáy.
Tuy nhiên, tháng 4/2022, thị trường bất ngờ lao dốc, VN-Index có thời điểm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 8/2021. Lúc cổ phiếu giảm 10%, nhà đầu tư thực hiện bắt đáy, nhưng không giống các lần trước, giá tiếp tục giảm, mất 20%, rồi 30%, thậm chí có mã mất 40% giá trị. Những nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính đối mặt với áp lực phải bổ sung ký quỹ và bán giải chấp từ công ty chứng khoán.
Các F0 tham gia từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện chưa bao giờ trải qua giai đoạn khó khăn như tháng 4/2022. Chính vì vậy, đợt giảm điểm này đã gây nên sự hoảng loạn và không ít người mất niềm tin vào thị trường.
Quay trở lại việc khối ngoại mua ròng. Thời gian qua, cơ quan chức năng đẩy mạnh thanh tra, xử lý các vi phạm trên thị trường, đặc biệt là hành vi thao túng giá cổ phiếu, kích giá tăng cao, trong khi doanh nghiệp hoạt động yếu kém.
Đây là quyết tâm làm lành mạnh thị trường, đồng thời tập trung nâng hạng thị trường từ cận biên lên mới nổi, qua đó tạo thêm sức hút đối với dòng tiền nhà đầu tư ngoại. Nếu việc nâng hạng thành công sẽ có một làn sóng các quỹ đầu tư chuyên đầu tư vào thị trường mới nổi thực hiện cơ cấu danh mục, nâng tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam.
Do đó, việc làm lành mạnh thị trường đang được khối ngoại đánh giá cao, trong khi triển vọng thị trường trong dài hạn là tích cực.
Sau khi trải qua năm 2021 gặp khó khăn do giãn cách vì dịch Covid-19, Việt Nam đang từng bước khôi phục kinh tế. Nhiều tổ chức lớn đều dự báo, GDP của Việt Nam sẽ quay lại mức tăng trưởng mạnh kể từ năm 2022, đồng nghĩa hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khởi sắc.
Bên cạnh mua ròng, hoạt động huy động vốn của quỹ ngoại đầu tư vào thị trường Việt Nam cũng có chuyển biến tích cực. Cụ thể, ngày 26/4 vừa qua, Quỹ Fubon FTSE Vietnam ETF đã phát hành được 46 triệu chứng chỉ quỹ, tương ứng khoảng 600 tỷ đồng. Luỹ kế trong tháng 4/2022, Quỹ này huy động được 1.000 tỷ đồng từ các nhà đầu tư để đầu tư thêm vào thị trường Việt Nam.
Tương tự, Quỹ DCVFM VNDiamond ETF đã phát hành được 24,1 triệu chứng chỉ quỹ trong tháng 4/2022, tương ứng 722 tỷ đồng…
Tác giả: Hạc Hiên
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy