Điều này cho thấy tăng trưởng kinh tế Mỹ đã chậm lại so với dự kiến và tâm lý rủi ro toàn cầu vẫn còn mong manh.
Gần đây, đồng tiền Mỹ đã tìm thấy sự hỗ trợ bởi nhu cầu đầu tư đối với tài sản rủi ro giảm do thị trường chứng khoán thế giới sụt giảm mạnh trong bối cảnh dấy lên lo ngại về thu nhập doanh nghiệp, bất ổn địa chính trị và tăng trưởng toàn cầu, do đó, kích thích hoạt động mua đồng USD để tích trữ.
“Sự phát triển của thị trường chứng khoán Mỹ là trọng tâm chính của thị trường ngoại hối”, Masafumi Yamamoto, chuyên gia phân tích tiền tệ của Mizuho Securities cho biết.
Theo số liệu từ hãng tin Reuters, chỉ số Dollar Index, đo lường sức mạnh của đồng USD so với một rổ gồm 6 đồng tiền chủ chốt khác, tăng 0,15% lên 96,99% vào phiên giao dịch ngày 29/10. Chỉ số này đã tăng 1,4% trong tháng 10.
Hôm 26/10, đồng USD đã tăng cao, đạt mức 96.860, mức cao nhất nhất kể từ ngày 15/8, sau khi các dữ liệu cho thấy nền kinh tế Mỹ phát triển chậm hơn dự kiến trong quý III, trước khi giảm xuống 0,3% trong ngày.
Căng thẳng thương mại leo thang giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cùng tốc độ tăng lãi suất đều đặn của Cục Dự trữ Liên bang đã thúc đẩy đồng Đô la Mỹ, biến nó trở thành một nơi "trú ẩn an toàn" trong thời kỳ hỗn loạn và căng thẳng kinh tế.
Một nền kinh tế Mỹ tương đối mạnh cũng đã góp phần củng cố đồng đô la, mặc dù doanh thu một số doanh nghiệp thấp kém làm gia tăng hoài nghi về triển vọng tăng trưởng kinh tế đặc biệt là trong môi trường tăng chi phí vay.
Đồng euro rớt 0,1% xuống 1,1390 đổi 1 USD ngay cả khi các đối tác liên minh của Thủ tướng Đức Angela Merkel đã trao cho bà những cố vấn bảo thủ cho đến năm 2019 để đưa ra nhiều quyết sách hiệu quả hơn.
Những quan ngại về việc ngân sách chi tiêu tự do của Ý sẽ vi phạm các quy tắc tài chính của Liên minh châu Âu đã khiến đồng euro mất 1,8% trong tháng này. Thị trường tiền tệ trở nên dễ bị kích động và lợi suất trái phiếu của Ý đã tăng vọt kể từ tháng 9 khi EU từ chối kế hoạch ngân sách của Rome.
So với đồng yên Nhật, đồng đô la ổn định ở mức 111,92 đổi 1 yên.
Đồng đô la đã suy yếu 2,3 % so với đồng yên, và hoạt động mua USD ở nước này cũng có thể xem như việc tìm một nơi trú ẩn trong thời gian khủng hoảng địa chính trị, đạt mức 114,55 yên đổi 1 USD vào ngày 4/10, cao hơn 11 tháng qua.
"Nếu có một sự bán tháo các cổ phiếu của Mỹ sau khi báo cáo thu nhập của các công ty được công bố, tôi nghĩ rằng sẽ có thêm áp lực giảm trên đô la/yên", ông Yamamoto, chuyên gia chiến lược của Mizuh nói.
Trong lúc đó, nhà lập pháp cực hữu Jair Bolsonaro đã thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Brazil ngày 28/10, với tuyên bố sẽ đối phó quyết liệt với tình trạng tội phạm bạo lực và tham nhũng đang gia tăng, đã mang đến một cú huých mạnh mẽ, thiết lập lại sự bền vững và an toàn trong nền dân chủ lớn thứ tư thế giới
Đồng Real đã kết thúc phiên giao dịch hôm thứ Sáu (26/10) ở mức 3.6426 đổi 1 USD.
Ông Yamamoto dự kiến các nhà giao dịch sẽ kiếm tiền từ việc mua bán dài hạn tại Brazil, phần lớn được thực hiện trong nhiều tuần trước cuộc bầu cử vào Chủ Nhật, ngày 28/10.
"Có vẻ như các thị trường đang kỳ vọng rằng dưới sự quản lý của ông Bolsonaro, vấn đề cải cách lương hưu và giảm thâm hụt ngân sách có thể đạt được nhiều tiến bộ đáng kể", Yamamoto nói.
"Tôi nghĩ rằng sự phát triển trên các mặt trận đó sẽ rất chậm hoặc sẽ gặp nhiều khó khăn", ông Yamamoto đã nói.
Hải Yến (Theo Reuters)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy