Các cuộc thảo luận nhằm giải quyết các vấn đề khác biệt giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới diễn ra sau một thời gian chứng kiến quan hệ song phương căng thẳng liên quan nhiều lĩnh vực, trong đó có cuộc thương chiến "ăn miếng trả miếng" kéo dài.
Quan hệ Mỹ - Trung đứng trước nhiều sóng gió. Ảnh: Reuters
Phó Thủ tướng Lưu Hạc - người dẫn đầu các cuộc đàm phán thương mại của Trung Quốc với Mỹ - đã có hai cuộc điện đàm video với Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai và Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen trong vòng chưa đầy một tuần, đánh dấu sự liên lạc chính thức đầu tiên giữa hai bên về các vấn đề thương mại và kinh tế dưới thời chính quyền của Tổng thống Joe Biden.
Phát ngôn viên Bộ Thương mại Trung Quốc Gao Feng cho biết, hai cuộc gọi kéo dài khoảng 50 phút và diễn ra suôn sẻ, chủ yếu xoay quanh các chủ đề thương mại song phương, tình hình kinh tế vĩ mô và các chính sách trong nước.
Phát ngôn viên Gao Feng nhấn mạnh, vì lợi ích của Mỹ và Trung Quốc cùng toàn thế giới, hai bên nhất trí giải quyết các "vấn đề cụ thể" một cách thiết thực cho người sản xuất và người tiêu dùng, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh và ổn định của các mối quan hệ kinh tế - thương mại song phương.
Diễn biến này là một sự thay đổi quan trọng vì liên lạc giữa hai bên đã đình trệ trong thời gian dài kể từ khi Tổng thống Biden nhậm chức hồi tháng 1.
Tờ Hoàn cầu Thời Báo dẫn ý kiến của giới phân tích thương mại Trung Quốc kêu gọi chính quyền ông Biden hãy giảm bớt hoặc dỡ bỏ các mức thuế mà người tiền nhiệm Donald Trump đã áp đặt lên hàng hóa của Trung Quốc.
"Thuế quan là vấn đề lớn nhất và trực tiếp nhất đối đầu với quan hệ Mỹ - Trung, và hai bên cần phải các động thái cụ thể để giảm dần hoặc loại bỏ các mức thuế trừng phạt đã được áp dụng trong ba năm qua", ông Tu Xinquan, Viện trưởng Viện Nghiên cứu WTO thuộc Đại học Kinh doanh và Kinh tế quốc tế ở Bắc Kinh, nêu quan điểm hôm 2/6.
Vào tháng 3/2018, chính quyền ông Trump đã đánh thuế lên tổng lượng hàng nhập khẩu Trung Quốc trị giá 50 tỷ USD, và hai năm sau đó, cuộc chiến thuế quan mở rộng lên tổng lượng hàng trị giá 370 tỷ USD, dẫn đến mức thuế tăng từ mốc 3,1% lên 19,3%. Thương chiến giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã khiến tổng kim ngạch thương mại của Mỹ giảm 50 tỷ USD, trong khi thâm hụt thương mại tăng thêm 200 tỷ USD.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng, mong muốn Mỹ giảm bớt hoặc dỡ bỏ thuế của phía Trung Quốc khó có thể trở thành hiện thực trong tương lai gần, và vẫn còn nhiều sóng gió đón đợi hai nước ở chặng đường phía trước.
Trong một quyết định gây chú ý ngày 3/6, Tổng thống Joe Biden đã ký sắc lệnh cấm các thực thể Mỹ đầu tư vào 59 công ty của Trung Quốc, bao gồm cả tập đoàn viễn thông khổng lồ Huawei. Danh sách này mở rộng so với 31 công ty Trung Quốc bị ông Trump trừng phạt liên quan tới mối lo ngại nguy cơ theo dõi công nghệ từ Bắc Kinh.
Các nhà phân tích chỉ ra rằng, diễn biến mới càng chứng tỏ quan hệ Mỹ - Trung vẫn đứng trước rất nhiều rào cản lớn, nhất là khi Tổng thống Biden đang muốn củng cố các liên minh và thúc đẩy đầu tư để tăng cường khả năng cạnh tranh của Mỹ.
Tác giả: Thanh Hảo
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy