Đồng yên của Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Mở cửa phiên giao dịch tại thị trường Tokyo, tỷ giá mua-bán giữa hai đồng tiền là 137,61-66 yen/USD, giảm so với mức đóng cửa phiên giao dịch ngày 13/7 là 137,04-05 yen/USD. Tuy nhiên, sau đó, tỷ giá này đã có lúc giảm xuống 137,99-138 yen/USD, mức thấp nhất kể từ tháng 9/1998.
Nguyên nhân chủ yếu khiến đồng yen giảm mạnh so với đồng bạc xanh của Mỹ là do các nhà đầu tư lo ngại khoảng cách lãi suất giữa hai nền kinh tế sẽ nới rộng khi nhiều khả năng Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong phiên họp chính sách vào các ngày 27-28/7 tới để đối phó với lạm phát kỷ lục trong hơn 40 năm, trong khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) vẫn kiên trì với chính sách tiền tệ siêu lỏng để hỗ trợ cho đà phục hồi của nền kinh tế.
Trước đó một ngày, Cục Thống kê lao động Mỹ thông báo trong tháng 6 vừa qua, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở nước này đã tăng 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng cao nhất kể từ tháng 11/1981 và cũng là tháng thứ 3 liên tiếp chỉ số này tăng ở trên mức 8%. Đáng chú ý, trong tháng 6, giá xăng ở Mỹ tăng tới 59,9%, trong khi giá điện và giá lương thực tăng lần lượt là 13,7% và 10,4%. Điều này khiến cho nhiều nhà đầu tư dự báo FED sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong phiên họp thường kỳ tháng này để kiềm chế lạm phát. Trước đó, FED thực hiện 2 đợt tăng lãi suất, trong đó lần tăng gần nhất là tháng 6 vừa qua với mức tăng 0,75%, cao nhất kể từ năm 1994.
Ở chiều ngược lại, trong phiên họp thường kỳ tháng 6, Hội đồng Chính sách BoJ vẫn quyết định giữ nguyên lãi suất ngắn hạn ở mức âm 0,1% và lãi dài hạn ở mức khoảng 0%. Nhiều khả năng BoJ sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ này, nhất là khi hôm 11/7, phát biểu sau khi đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền giành thắng lợi lớn trong cuộc bầu cử Thượng viện, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã cam kết tiếp tục di sản của cố Thủ tướng Shinzo Abe - người chủ trương theo đuổi chính sách tiền tệ lỏng để vực dậy nền kinh tế Nhật Bản.
Phản ứng trước sự mất giá của đồng yen, thị trường chứng khoán Tokyo đã giảm nhưng mức giảm khá thấp. Sau 15 phút giao dịch đầu tiên, chỉ số Nikkei-225 giảm 0,21% so với mức giá đóng cửa của phiên giao dịch trước xuống còn 26.423,75 điểm, trong khi chỉ số Topix cũng giảm 0,44% xuống còn 1.880,57 điểm. Các cổ phiếu giảm giá là bảo hiểm, ngân hàng và khai khoáng.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy