Ông Lê Tuấn Anh - Phó Vụ trưởng Vụ Đầu tư, Bộ Tài chính cho biết pháp luật đã có đầy đủ các quy định cụ thể. Các cá nhân, tổ chức nào sai phạm sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Một cây cầu bắc qua sông Sào Khê đã được xây dựng xong từ nhiều năm nay nhưng không có đường lên cầu. Ảnh: internet.
Theo đại diện Bộ Tài chính, pháp luật về đầu tư và xây dựng hiện hành (Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng) đã quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của của từng cấp trong lập, thẩm định và quyết định đầu tư dự án; đồng thời cũng đã quy định rõ điều kiện được điều chỉnh dự án. Đối với đầu tư công, Bộ trưởng và Chủ tịch UBND là người quyết định đầu tư.
Do vậy, quá trình thực hiện nếu có điều chỉnh không đúng thì trách nhiệm đầu tiên thuộc chủ đầu tư, cơ quan thẩm định và người phê duyệt điều chỉnh; các cá nhân, tổ chức nào sai phạm sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Ông Tuấn Anh cho biết: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến "đội vốn", có thể do khách quan và chủ quan. Với các nguyên nhân khách quan theo luật định thì việc điều chỉnh dự án và tăng vốn là cần thiết.
Đối với các nguyên nhân chủ quan cần có phân tích đánh giá cụ thể đối với từng dự án để xác định rõ trách nhiệm cá nhân, tổ chức trong quá trình thực hiện, từ đó quy đúng trách nhiệm song có thể nhận định một số nguyên nhân như chất lượng khâu lập dự án ban đầu kém, dự án được lập sơ sài, thiếu thực tế (khảo sát, lập dự án); chất lượng thẩm định không cao; khâu tổ chức thực hiện không đồng bộ dẫn đến kéo dài thời gian (giải phóng mặt bằng chậm, vốn bố trí không đủ, nhà thầu không đủ năng lực, thi công kéo dài...); thiếu kiên quyết trong chỉ đạo, thực hiện của các cấp quản lý, theo dõi và thực hiện.
Chia sẻ về từng cấp trách nhiệm, ông Tuấn Anh nêu: Trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc quản lý tổ chức triển khai dự án từ khâu khảo sát, lập, thiết kế, tổ chức lựa chọn nhà thầu, quản lý thi công, quyết toán...; các cơ quan chuyên môn của người quyết định đầu tư trong quá trình thẩm định chủ trương đầu tư, thẩm định dự án và thẩm định điều chỉnh dự án tham mưu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; trách nhiệm của các cơ quan giám sát, kiểm tra là kịp thời phát hiện những bất cập để có ý kiến với cấp thẩm quyền xử lý.
Giải pháp tối ưu lúc này là các cấp thực hiện nghiêm túc đúng quy định. Bên cạnh đó cần tăng cường phản biện độc lập trong lựa chọn quyết định đầu tư. Đặc biệt, tăng cường giám sát, kiểm tra nghiêm túc, chế tài xử lý mạnh và ngay.
Trước đó, trên các phương tiện truyền thông có đưa thông tin về một số dự án đầu tư "đội vốn" lớn trong quá trình thực hiện. Cá biệt có dự án nạo vét xây kè sông Sào Khê ở Ninh Bình được điều chỉnh tăng 36 lần, từ 72 tỷ đồng lên 2.595 tỷ đồng khiến chính các đại biểu Quốc hội bày tỏ bức xúc trên nghị trường.
Theo Báo Hải quan
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy