Không đạt tiến độ, gây ùn tắc giao thông, mất mỹ quan đô thị và vệ sinh môi trường… dự án đường sắt đô thị đoạn Cát Linh - Hà Đông đang làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của nhiều người dân Hà Nội.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội khẳng định: Để triển khai dự án, hàng triệu người dân Thủ đô phải bàn giao nhà cửa đã ăn ở ổn định từ nhiều đời, nhiều năm để di dời đến nơi ở mới. Thiệt thòi như vậy, song hầu hết người dân đều rất ủng hộ. Chính vì vậy, không thể đổ lỗi cho người dân trì hoãn giải phóng mặt bằng (GPMB) làm tăng tổng mức đầu tư và chậm tiến độ.
Cần có giải pháp cụ thể để đưa tuyến đường sắt đô thị vào hoạt động đúng tiến độ
Theo như được phê duyệt, thời gian thực hiện dự án là từ tháng 11/2008 đến tháng 11/2013. Nhưng do nhiều vướng mắc nên đến tháng 10/2011 dự án mới được khởi công. Dự kiến, tuyến đường sẽ được khai thác vào tháng 6/2015 với điều kiện GPMB hoàn thành trong năm 2013. Cho đến nay, công tác GPMB của dự án mới cơ bản hoàn thành với 40,8 ha/41,11 ha (đạt 99,24%), đảm bảo đủ điều kiện để các nhà thầu thi công.
Việc dự án bị chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư có nhiều nguyên nhân, từ trượt giá, thời tiết, GPMB cho đến sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan... TP. Hà Nội luôn xác định công tác GPMB là nhiệm vụ quan trọng và chỉ đạo đôn đốc, các đơn vị quyết liệt triển khai, kịp thời để tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách, ông Hùng cho biết thêm.
Về phía người dân, đặc biệt các quận Thanh Xuân, Hà Đông, Đống Đa là những quận nằm trong khu vực phải GPMB và là nơi tuyến đường sắt đi qua, mong muốn lớn nhất của họ là tuyến đường mau chóng hoàn thành để người dân không phải đi lại khó khăn như hiện tại. “Chỉ mong đường phố mau trở lại bình yên, chứ không ngổn ngang, bụi bặm như bây giờ để gia đình tôi thuận lợi sinh sống và buôn bán”, chị Lê Thị Báu (ở đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân) tâm sự.
Để giải quyết vấn đề này, tại buổi họp diễn ra đầu tháng 8, lãnh đạo TP. Hà Nội và Bộ Giao thông - Vận tải đã nghe báo cáo tiến độ thực hiện dự án. Tại đây, lãnh đạo thành phố và bộ đã thống nhất chỉ đạo nhằm đẩy nhanh tiến độ của dự án: Tiếp tục công tác GPMB, di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật; Tổ chức giải ngân ngay nguồn kinh phí do Cục Đường sắt Việt Nam cấp bổ sung;
Bổ sung quỹ nhà tái định cư theo đề nghị của UBND quận Đống Đa và sớm bàn giao nhà tái định cư cho các hộ dân; Tăng cường thi công, kiểm tra, đôn đốc các nhà thầu thi công tập trung nhân lực, thiết bị, máy móc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, thi công đảm bảo chất lượng, an toàn và hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến môi trường...
Tuyến đường sắt đô thị sử dụng công nghệ đường sắt nhẹ trên cao, có hệ thống kiểm soát tàu tự động cùng với điều khiển của lái tàu, cổng thu soát vé tự động, công nghệ thẻ không tiếp xúc. Tốc độ khai thác tàu tối đa 80km/giờ và có 13 đoàn tàu với 4 toa/tàu hoạt động, giãn cách các đoàn tàu từ 4-6 phút.
Dự kiến, đến năm 2015 tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông sẽ đi vào khai thác, giải quyết một phần nhu cầu đi lại của nhân dân về phía Tây Nam và vào trung tâm Thủ đô Hà Nội, hướng có lưu lượng giao thông lớn nhất hiện nay.
PV - thoibaonganhang
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy