Quy trình sản xuất tại một cơ sở chế biến thủy sản của tỉnh Đồng Tháp. (Ảnh: Chương Đài/TTXVN)
Ngành thủy sản có mức tăng trưởng xuất khẩu cao trong 3 quý năm 2022, nhưng bước sang quý 4 đã có dấu hiệu giảm tốc, đặc biệt ở các thị trường lớn.
Giới phân tích nhận định năm 2023 vẫn có những yếu tố tích cực có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp ngành thủy sản, tuy nhiên thách thức là không hề nhỏ khi lạm phát gây tác động tiêu cực đến các thị trường nhập khẩu, cùng đó chi phí nguyên liệu vẫn ở mức cao sẽ "bào mòn" lợi nhuận.
Nhận định về ngành thủy sản năm 2023, Công ty cổ phần Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho rằng, ngành thủy sản đã qua thời kỳ đỉnh cao. KBSV dự báo xuất khẩu thuỷ sản thời gian tới không mấy tích cực do lạm phát gây tác động tiêu cực đến các thị trường nhập khẩu, nhu cầu mua hàng cho giai đoạn quý I/2023 đình trệ.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp thủy sản ghi nhận mức đỉnh lợi nhuận trong năm 2022 - là dấu hiệu cho thấy ngành đang bước vào chu kỳ đi xuống.
KBSV cũng nhận thấy giá tôm nguyên liệu và giá cá tra dù đã giảm nhưng vẫn đang ở mức cao. Mặc dù dự kiến giá nguyên liệu sẽ có xu hưởng giảm trong năm 2023, nhưng sẽ vẫn ở mức cao do chi phí nuôi cao trong khi tốc độ giá bán giảm nhanh hơn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp.
Đối với nhóm thủy sản, dù kỳ vọng sản lượng xuất khẩu sang Trung Quốc gia tăng, tuy nhiên hiện hàng tồn kho các nhà máy đang tăng, sản lượng thu hoạch cao và giá cá nguyên liệu đang trong xu hướng giảm do đó việc Trung Quốc mở cửa cũng khó tạo ra đột biến cho cá tra Việt Nam.
Dù vậy, KBSV vẫn nhìn thấy một số yếu tố tích cực có thể hỗ trợ cho ngành thuỷ sản trong năm 2023 gồm: Trung Quốc- thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam, mở cửa nền kinh tế sau khi từ bỏ "Zero-COVID," giúp nhu cầu tại các nhà hàng, khách sạn tăng lên đáng kể.
Tuy nhiên, cá tra Việt Nam vẫn phải cạnh tranh gay gắt với cá rô phi tại nước này nên KBSV cho rằng, việc Trung Quốc mở cửa chỉ giảm bớt áp lực tăng trưởng chứ không tạo sự bùng nổ tại thị trường này.
Cùng đó, cước vận tải giảm giúp các doanh nghiệp bớt gánh nặng chi phí logistics, bù đắp biên lợi nhuận khi phải giảm giá bán; các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ như Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (mã chứng khoán: VHC), CTCP Thực phẩm Sao Ta (mã chứng khoán: FMC) có thể sẽ được hưởng lợi trong trường hợp đồng USD tăng giá.
Chuyên gia từ Công ty cổ phần Chứng khoán SSI (SSI) cho rằng, năm 2023, lạm phát sẽ tiếp tục là một thách thức trong bối cảnh hàng tồn kho còn lại luân chuyển chậm.
Chế biến cá tra xuất khẩu sang thị trường Mỹ. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Công ty chứng khoán này dự báo hàng tồn kho sẽ được xử lý hoàn toàn vào khoảng thời gian nào đó trong quý 3 năm 2023, với các đơn đặt hàng bắt đầu nhận được vào thời điểm đó.
Việc Trung Quốc mở cửa trở lại là chất xúc tác cho ngành vào năm 2023. Mặc dù cần thêm thời gian để đánh giá tác động định lượng của việc Trung Quốc mở cửa trở lại đối với hoạt động xuất khẩu cá tra, SSI tin rằng điều đó sẽ có lợi cho doanh thu của ngành vì Trung Quốc là thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam.
Tuy nhiên, Trung Quốc là một thị trường nhạy cảm về giá và giá bán bình quân sang thị trường này luôn ở mức thấp hơn khoảng 40% so với giá bán bình quân sang thị trường Mỹ.
SSI tin rằng doanh thu từ thị trường Trung Quốc sẽ bù đắp một phần cho sự suy giảm doanh thu từ thị trường Hoa Kỳ và EU, nhưng không đủ để mang lại cơ hội phục hồi lợi nhuận của các công ty trong nửa đầu năm 2023. Điều này có thể là do mức lợi nhuận so sánh cao vào năm 2022.
SSI vẫn quan ngại về mức độ không chắc chắn xung quanh các chính sách mở cửa trở lại của Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện tại, SSI dự báo lợi nhuận của các công ty cá tra sẽ giảm trong năm 2023.
SSI dự báo giá bán bình quân sẽ giảm 20-30% so với cùng kỳ trong năm 2023 và chi phí thức ăn thủy sản cũng sẽ giảm theo. Với lượng đơn đặt hàng tăng chậm, nguồn cung sẽ không thiếu hụt đối với cả tôm và cá nguyên liệu, qua đó, dự báo giá nguyên liệu tôm và cá sẽ giảm nhẹ do nhu cầu yếu cho đến hết nửa đầu năm 2023.
SSI cho rằng tỷ suất lợi nhuận gộp của doanh nghiệp thủy sản sẽ giảm vào năm 2023. Với lãi suất dự kiến sẽ ở mức cao trong cả năm, chi phí tài chính tăng sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận ròng, đặc biệt là đối với những công ty có tỷ lệ đòn bẩy cao, chẳng hạn như CTCP Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia - IDI (mã chứng khoán: IDI). Nhìn chung, SSI dự báo các công ty sẽ công bố mức tăng trưởng lợi nhuận âm trong năm 2023.
Thực tế năm 2022, ngành thủy sản tăng trưởng rất tích cực của. Do đó, lợi nhuận năm 2023 giảm là do mức nền so sánh cao.
Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), dù gặp nhiều khó khăn khiến giá trị xuất khẩu liên tục sụt giảm trong những tháng cuối năm, nhưng cả năm 2022, xuất khẩu thủy sản đã cán đích 11 tỷ USD, tăng gần 24% so với năm 2021 và tạo nên nhiều kỷ lục mới.
Theo Công ty cổ phần Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), năm 2022, lạm phát và xung đột Nga-Ukraine đã giúp cá thịt trắng như cá tra tăng mạnh xuất khẩu sang các thị trường, đa số đều tăng từ 40-200%, tập trung trong 3 quý đầu năm trong bối cảnh nhu cầu thị trường hồi phục sau COVID-19, giá xuất khẩu tăng, nguồn nguyên liệu đủ cung ứng cho các đơn hàng.
Bước vào giai đoạn cuối năm, tăng trưởng xuất khẩu có dấu hiệu chậm lại khi nhu cầu thị trường tụt dốc do lạm phát và lượng hàng tồn kho các nhà nhập khẩu cao.
Riêng trong tháng 10/2022, xuất khẩu thủy sản chỉ ghi nhận tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái, sang tháng 11 xuất khẩu giảm 14% so với cùng kỳ năm trước. Tháng 12/2022, xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt 785 triệu USD, tiếp tục mức giảm 13% so với cùng kỳ năm 2021.
Triển vọng kinh doanh không khả quan, cùng với sự đi xuống của thị trường chứng khoán. Thị giá cổ phiếu ngành thủy sản cũng giảm 13% trong năm 2022. Cổ phiếu ngành này nhanh chóng giảm giá khi tăng trưởng lợi nhuận hàng quý giảm tốc. Năm 2022, cổ phiếu của các công ty chủ chốt trong ngành giảm như: FMC giảm 36%; ANV giảm 30% và IDI giảm 27%.
SSI cho biết, định giá cổ phiếu thủy sản có thể giảm xuống mức P/E (hệ số giá trên lợi nhuận mỗi cổ phiếu) thấp lịch sử của ngành là 4 lần cho đến quý 3 năm 2023, do lợi nhuận dự kiến sẽ giảm so với mức cơ sở cao của năm 2022.
SSI dự báo lợi nhuận sẽ giảm mạnh nhất trong quý 2 năm 2023 và định giá có thể dần phục hồi về mức P/E trung bình lịch sử của ngành là 8 lần, khi hàng tồn kho tại các nhà bán buôn đã xử lý hoàn toàn./.
Tác giả: Văn Giáp
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể từ A - Z
- Predictive Analytics in business intelligence outsourcing
- thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu
- đồng phục giá rẻ Hải Anh
- dịch vụ seo tổng thể
- Bảng giá chuyển nhà trọn gói Kiến Vàng Hà Nội
- https://hocvienceohanoi.com/
- cơ sở may áo thun đồng phục
- công ty gấu bông Mino
- Hải Anh Uniform
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy