Với con số này, tổng chi tiêu (xuất khẩu dịch vụ du lịch) sẽ đạt khoảng gần 8,1 tỷ USD, so với 7,53 tỷ USD đạt được trong năm 2013.
Lượng khách quốc tế đến Việt Nam qua các tháng trong năm 2014 (nghìn lượt người)
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng khá cao (12,2%) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách đến du lịch chiếm 60,4%, tiếp đến là khách về thăm thân nhân chiếm 17,2%, khách đến vì công việc chiếm 16,8%, đến vì mục đích khác chiếm 5,6%.
Về cơ cấu khách đến từ các nước và vùng lãnh thổ, khách Đức tăng 83,3%; Nga (27,1%), Tây Ban Nha (24,3%), Lào (21,5%), Campuchia (20,1%), Trung Quốc (17,2%), Anh (17,2%)... Tổng cộng có 14 nước và vùng lãnh thổ có số khách đạt trên 100.000 lượt người.
Trong cơ cấu chi tiêu bình quân 1 ngày của khách quốc tế đến Việt Nam, tỷ trọng thuê phòng (24,8%), ăn uống (24,3%), tham quan (6,7%), y tế (1,3%) tăng lên so với trước đây, nhưng tỷ trọng chi cho đi lại (22,3%), mua hàng hoá (13,6%), chi khác (7%) đã giảm xuống. Đáng lưu ý, chi mua hàng hoá (trong đó có hàng lưu niệm) giảm thì cần xem lại.
Tuy tăng trưởng khá cao, nhưng đã có dấu hiệu báo lượng khách nước ngoài tăng chậm lại so với cùng kỳ năm trước. “Mật độ” lượng khách so với bình quân dân số chưa đạt 10%, trong khi một số nước lên tới trên 100%, thậm chí trên 200%...
Trong năm 2013, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ du lịch đạt 7,53 tỷ USD chiếm tới 71,7% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ. Dù có trừ đi phần nhập khẩu dịch vụ du lịch (do người Việt Nam đi du lịch nước ngoài) là 2,05 tỷ USD, thì xuất siêu dịch vụ du lịch năm 2013 cũng đạt 5,48 tỷ USD, bằng gần 3,2% GDP của cả nước trong cùng năm. Với đà tăng trưởng năm nay, du lịch sẽ tiếp tục là “ngành công nghiệp không khói” của Việt Nam.
Bên cạnh đó, khách quốc tế đến Việt Nam còn tạo hàng trăm nghìn công ăn việc làm cho người lao động ở trong nước, không chỉ ở các cửa khẩu, sân bay, các resort... mà cả ở vùng sông nước, vùng sâu, vùng xa, những điểm tham quan du lịch mới được phát hiện, khai thác...
Do vậy, để du lịch giữ được tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, cần phải tăng cường bảo tồn, nâng cấp các di tích, danh lam thắng cảnh; cải thiện môi trường du lịch; tăng tính thân thiện giữa chủ và khách, giảm tình trạng chèo kéo, chặt chém đối với khách quốc tế.
Theo Minh Ngọc- chinhphu.vn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy