Dữ liệu CPI được công bố, giới đầu tư bán tháo trên diện rộng
Phố Wall lao dốc trong phiên ngày thứ Sáu (10/6) và ghi nhận tuần tồi tệ nhất kể tháng tháng 1, sau khi chỉ số khi giá tiêu dùng tháng 5 được công bố tăng mạnh hơn dự báo, làm dấy lên lo ngại về việc Fed sẽ mạnh tay hơn trong việc tăng lãi suất.
Báo cáo của Bộ Lao động Mỹ cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 của nước này đã tăng đã tăng 1% sau khi tăng 0,3% trong tháng 4. Xét theo năm, CPI tháng 5 tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước, mức cao nhất kể từ năm 1981, và chỉ số lõi tăng 6% khi loại trừ giá thực phẩm và năng lượng. Các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Dow Jones đã dự báo CPI chỉ tăng 8,3% so cùng kỳ năm trước và CPI lõi tăng 5,9%.
Chỉ số lạm phát tăng nóng và chưa đạt đỉnh đã làm dấy lên lo ngại về khả năng suy thoái đối với nền kinh tế Mỹ. Giới đầu tư dường như đang chuẩn bị cho một phản ứng quyết liệt hơn của Fed trong việc tăng lãi suất để đối phó với lạm phát tăng cao.
Sau báo cáo lạm phát, lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 2 năm, vốn rất nhạy cảm với việc tăng lãi suất, đã tăng vọt lên 3,057%, cao nhất kể từ tháng 6 năm 2008. Lợi suất chuẩn kỳ hạn 10 năm đạt 3,178%, cao nhất kể từ ngày 9/5.
Các cổ phiếu công nghệ và tăng trưởng, vốn được định giá dựa nhiều hơn vào dòng tiền trong tương lai, đã dẫn đầu đà giảm với Microsoft giảm 4,5%, Amazon giảm 5,6% và Apple giảm 3,9% đã khiến S&P 500 chịu áp lực lớn nhất.
Trong tuần, các chỉ số chính ghi nhận mức giảm lớn nhất kể từ tuần kết thúc vào ngày 21/1, với Dow giảm 4,58%, S&P 500 giảm 5,06% và Nasdaq giảm 5,6%.
Kết thúc phiên 10/6, chỉ số Dow Jones giảm 880,00 điểm (-2,73%), xuống 31.392,79 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 116,96 điểm (-2,91%), xuống 3.900,86 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 414,20 điểm (-3,52%), xuống 11.340,02 điểm.
Chứng khoán châu Âu giảm mạnh, sau khi lạm phát tháng 5 của Mỹ tăng cao hơn dự kiến.
Đóng cửa, STOXX 600 toàn châu Âu giảm 2,69% xuống 422,71 điểm, dẫn đầu bởi sự sụt giảm 4,8% của nhóm cổ phiếu ngân hàng.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ trong tháng 5 tăng cao hơn dự kiến đã đập tan hy vọng lạm phát có thể đã đạt đỉnh và càng làm dấy lên nỗi lo sợ nền kinh tế Mỹ sắp rơi vào suy thoái.
Chỉ số MIB của Ý giảm 5,2% xuống mức thấp nhất trong ba tháng. Chỉ số IBEX của Tây Ban Nha giảm 3,7%, trong khi các sàn lớn khác trong khu vực mất hơn 2% mỗi sàn.
Thị trường vốn đã suy yếu trong ngày thứ Năm, sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho biết họ sẽ thực hiện đợt tăng lãi suất đầu tiên kể từ năm 2011 vào tháng tới và một biên độ lớn hơn có khả năng vào tháng 9.
Dhaval Joshi, Chiến lược gia trưởng tại BCA Research, cho biết: “Thị trường đang ở trong trạng thái lo lắng vì sự gia tăng của lạm phát về cơ bản buộc các ngân hàng trung ương phải tăng tốc trong việc thắt chặt tiền tệ. Câu hỏi quan trọng nhất là liệu các ngân hàng trung ương đạt mục tiêu kiềm chế lạm phát nhưng có khiến nền kinh tế rơi vào suy thoái hay không”.
Kết thúc phiên 10/6: Chỉ số FTSE 100 của London giảm 158,69 điểm (-2,12%), xuống 7.317,52 điểm, chỉ số DAX trên sàn Frankfurt giảm 436,97 điểm (-3,08%), xuống 13.761,83 điểm, chỉ số CAC 40 của Paris giảm 171,23 điểm (-2,69%), xuống 6.187,23 điểm.
Tác giả: Thanh Tùng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy