Chính phủ đang xây dựng Dự thảo Nghị quyết về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững.
Theo đó, dự thảo đề nghị Quốc hội giao Chính phủ xây dựng, trình Quốc hội xem xét, ban hành “Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội” để tháo gỡ ngay một số khó khăn, vướng mắc.
Trong đó, về quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội theo hướng quy hoạch, bố trí đủ quỹ đất nhà ở xã hội đảm bảo đáp ứng nhu cầu nhà ở xã hội trên địa bàn theo chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở là trách nhiệm của UBND cấp tỉnh.
Lựa chọn chủ đầu tư theo hướng đấu thầu theo pháp luật về đấu thầu hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội nếu có quyền sử dụng đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất…
Bổ sung chính quyền địa phương và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam được tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội tại khu công nghiệp theo pháp luật về nhà ở.
Dự thảo cũng đưa ra một số quyền lợi và ưu đãi chủ đầu tư theo hướng được dành toàn bộ diện tích sàn khối đế của dự án để làm dịch vụ - kinh doanh thương mại, dịch vụ - công cộng; phần diện tích khối để này được kinh doanh, hạch toán riêng và chủ đầu tư dự án được hưởng toàn bộ lợi nhuận từ phần diện tích này. Đối với phần diện tích sàn làm nhà ở xã hội, chủ đầu tư được hưởng lợi nhuận định mức theo quy định của Luật Nhà ở.
Để đảm bảo nguồn vốn cho phát triển nhà ở xã hội, dự thảo đề xuất Quốc hội dành gói tín dụng khoảng 110.000 tỷ đồng. Trong đó, dành khoảng 50% gói tín dụng, tương đương 55.000 tỷ đồng cho chủ đầu tư dự án vay ưu đãi và 50% cho khách hàng cá nhân là người mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.
DOANH NGHIỆP MONG CÓ QUỸ ĐẤT SẠCH Chia sẻ với PV VietNamNet, đại diện một doanh nghiệp đã triển khai 3 dự án nhà ở xã hội tại Hà Nội cho hay, vốn tín dụng rất cần thiết cho người mua nhà cũng như chủ đầu tư nhưng quan trọng vẫn là thủ tục đất đai thông thoáng để dự án sớm triển khai. Do vậy, muốn đẩy nhanh tốc độ phát triển nhà xã hội theo đề án 1 triệu căn, Nhà nước cần có quỹ đất sạch cho chủ đầu tư. Ông Nguyễn Anh Quê, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn G6 cho hay, câu chuyện quỹ đất sạch để phát triển nhà ở xã hội rất cần thiết, Nhà nước cần giải phóng mặt bằng và giao cho chủ đầu tư có năng lực. Cũng theo ông Quê, theo quy định, dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị có quy mô sử dụng đất từ 2ha trở lên tại các đô thị loại đặc biệt và loại I hoặc từ 5ha trở lên tại các đô thị loại II và loại III phải dành 20% tổng diện tích đất ở để xây dựng nhà ở xã hội. Do đó, cần giữ quy định này và không nên bỏ theo một số ý kiến đề xuất. Lý do ông Quê đưa ra, các dự án nhà ở phân bổ cả nội thành và ngoại thành, nếu bỏ quy định trên đi, nhà xã hội sẽ không xuất hiện ở nội thành, chỉ xuất hiện ở ngoại thành. Trong khi các quỹ đất đẹp ở ngoại thành cũng gần hết, các quỹ đất đang còn khá xa trung tâm. “Nếu bỏ quy định các dự án phải dành 20% tổng diện tích đất ở để xây dựng nhà ở xã hội, các dự án này sẽ bị đẩy ra xa các huyện trong khi nhiều huyện kết nối giao thông còn hạn chế, hạ tầng an sinh xã hội chưa đảm bảo”, ông Quê nói. Cùng với đó, ông Quê mong muốn mức lợi nhuận làm nhà ở xã hội khoảng 15-20%, thay vì khống chế ở mức 10% như hiện nay. |
Tác giả: Nguyễn Lê
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy